Tên lửa đẩy Soyuz đầu tiên đã phóng thành công từ bệ phóng tại French Guiana

Image Content

Theo kế hoạch, ngày 19 tháng 10 năm 2011, tên lửa đẩy Soyuz đầu tiên phóng từ Sân bay vũ trụ Châu Âu tại French Guiana đã hoàn tất việc đưa vào bệ phóng. Tên lửa đẩy này mang hai vệ tinh dẫn đường Galileo đầu tiên vào quỹ đạo hoạt động. Theo lịch đã định Soyuz sẽ rời bệ vào ngày 20 tháng 10, nhưng đã có một số trục trặc xảy ra với hệ thống tiếp nhiên liệu mặt đất nên phải đến 10 giờ 30 (GMT) ngày 21 tháng 10, tên lửa đẩy Soyuz mới được được phóng lên không gian, đưa thành công hai vệ tinh Galileo đầu tiên vào quĩ đạo cách trái đất 23.222 km sau hành trình 3 giờ 49 phút.

Tên lửa đẩy Soyuz trên đường ra bệ phóng

Tên lửa đẩy ba bước Soyuz ST-B được vận chuyển từ toà nhà chuẩn bị theo phương nằm ngang, trên đường ray dài 600 mét hướng đến bệ phóng. Sau đó được đẩy lên vào đúng vị trí phóng thiết kế.

Ngay trong tuần trước, hai vệ tinh Galileo IOV (In-Orbit Validation) sau khi kiểm tra đã được ghép thành cặp vào bước cuối cùng của chu kỳ phóng Fregat-MT trong khoang chứa hình thoi. Khoang chứa trên cùng bằng chất liệu composite này cũng đã được chuyển tới khu vực bệ phóng và hoàn tất việc lắp đặt trên đỉnh của tàu, kết thúc toàn bộ công tác chuẩn bị cho việc phóng Soyuz đầu tiên trên bệ phóng của Sân bay vũ trụ Châu Âu.

Giàn phóng di động mới được xây dựng theo thiết kế đặc biệt, chuyên dụng, phục vụ cho các   hoạt động của tên lửa đẩy tại French Guiana, đồng thời cũng cung cấp chức năng bảo vệ vệ tinh và tên lửa đẩy chống lại môi trường nóng ẩm nhiệt đới.

Tên lửa đẩy Soyuz và khoang chứa vệ tinh tầng thứ ba đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị, kể cả việc chuẩn bị nạp nhiên liệu cho tàu trước khi phóng khoảng bốn tiếng rưỡi. Sự kiện phóng tàu Tháng Mười này sẽ ghi nhận hai dấu ấn mang tính lịch sử: Lần đầu tiên tên lửa đẩy Soyuz được phóng đi từ một sân bay vũ trụ nằm ngoài hai địa chỉ cố định là Trung tâm vũ trụ Baikonur thuộc Kazakstan hoặc Plesetsk thuộc Nga và sự kiện thứ hai là việc bắt đầu chương trình xây dựng trùm vệ tinh dẫn đường Galileo của Cộng đồng Châu Âu.

Phần đế của Soyuz với các ống phản lực

 

 

 

Là tên lửa đẩy lớp trung, Soyuz sẽ bổ sung cho các tên lửa đẩy Ariane và Vega nhằm mở rộng lựa chọn tàu phóng và lợi thế cạnh tranh cho các giải pháp phóng tàu của Cộng đồng Châu Âu. Theo kế hoạch, cặp vệ tinh thứ hai sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm sau, và bắt đầu hình thành phần cơ bản theo thiết kế của hệ thống Galileo với 26 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo. Theo ESA, cặp bốn vệ tinh được chế tạo bởi tổ hợp các công ty mà dẫn đầu bởi EADS Astrium Đức sẽ định hình hạt nhân hoạt động của toàn bộ trùm các vệ tinh Galileo.

Đưa khoang chứa vệ tinh Galileo ra bệ phóng

Tên lửa Soyuz đang được lắp đặt trên bệ phóng

Toàn bộ phi thuyền sau khi lắp đặt hoàn chỉnh

Cũng trong tháng này, vào Chủ Nhật ngày 3/10/2011 tên lửa đẩy Soyuz-2.1b đã được phóng đi từ Sân bay vũ trụ Plesetsk thuộc Nga, mang theo một vệ tinh định vị dẫn đường GLONASS-M lên quỹ đạo. Như vậy song song với Chương trình Hiện đại hoá hệ thống GPS của Hoa Kỳ, Chương trình Hiện đại hoá GLONASS của Nga, Cộng đồng Châu Âu cũng đã đẩy nhanh tốc độ triển khai dự án xây dựng hệ thống định vị dẫn đường vệ tinh Galileo của mình.

Nguồn: Tổng hợp từ www.esa.intwww.gpsworld.com

Khi cần thêm thông tin chi tiết, Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ thư điện tử: info@anthi.com.vn

Xin chân thành cảm ơn!