Vệ tinh GALILEO GIOVE-A tiên phong đã hoàn thành nhiệm vụ

Image Content

Nguồn: www.gpsworld.com

Tổng hợp và dịch: Nhóm Kỹ thuật – Công ty TNHH ANTHI Việt Nam

Theo các báo cáo của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (European Space Agency), việc các vệ tinh đầu tiên của chùm vệ tinh Galileo hoạt động tốt trên quỹ đạo là minh chứng cho nhiệm vụ của các vệ tinh dẫn đường tiên phong ESA GIOVE-A đã hoàn thành. Được phóng lên quỹ đạo ngày 28/12/2005, vệ tinh thử nghiệm đầu tiên GIOVE-A đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng, đó là đảm bảo các tần số phát tín hiệu mà Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union) xác lập riêng cho hệ thống Galileo.

Đây cũng là lần bay thử nghiệm đầu tiên trong không gian đối với các đồng hồ nguyên tử Galileo và các trang thiết bị khác, kèm theo đó là nhiệm vụ điều tra và ghi nhận môi trường bức xạ của các quỹ đạo ở độ cao trung bình. Các thiết bị đặc biệt này chưa từng được Cộng đồng Châu Âu sử dụng trong những lần thử nghiệm trước đó.

ESA cũng đã chính thức kết thúc nhiệm vụ của GIOVE-A vào cuối tháng 6/2012, tiếp theo vệ tinh sẽ được chuyển giao điều khiển bởi nhà thầu chính Surrey Satellite Technology Ltd, Guildford - Liên hiệp Anh, với mục đích ghi nhận số liệu phát xạ và kiểm tra kết quả hoạt động từ các máy thu GPS.

“GIOVE-A được thiết kế vòng đời chỉ 27 tháng, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động tới 78 tháng, điều này thực sự ấn tượng” - Valter Alpe, người quản lý các hoạt động GIOVE của ESA nói. “Vào tháng 8/2009, vệ tinh này đã được dịch chuyển vào quỹ đạo chết – khoảng 100 km phía trên quỹ đạo thông thường của nó ở độ cao 23.222 km để nhường đường cho các vệ tinh Galileo chính thức. Hai vệ tinh chính thức đầu tiên đã được phóng vào ngày 21/10/2011 và đang hoạt động tốt trên quỹ đạo. GIOVE-A đã phục vụ rất tốt cho ESA, có thể nói rằng nó đã hoàn tất nhiệm vụ của mình”.

Được xây dựng với thời hạn rất chặt chẽ do SSTL yêu cầu, GIOVE-A mang theo các đồng hồ nguyên tử rubidium với độ chính xác ba giây trong hàng triệu năm. Đến ngày 27/4/2008, GIOVE-B hoà nhập với GIOVE-A. Được chế tạo bởi tập đoàn Astrium, GIOVE-B còn mang theo các đồng hồ Passive Hydrogen Maser với độ chính xác cao hơn đồng hồ nguyên tử cũ – đây cũng là lần đầu tiên loại đồng hồ này được đưa vào không gian phục vụ cho mục đích dẫn đường. Passive Hydrogen Maser có độ chính xác lên tới một giây trong ba triệu năm – đồng thời vẫn sử dụng hệ thống đồng hồ rubidium thứ hai. Các vệ tinh chính thức của Galileo trong quá trình hoạt động sẽ mang theo hai cặp của cả hai loại đồng hồ để đảm bảo khả năng dự phòng. Các vệ tinh GIOVE rất khác biệt về thiết kế và nhiệm vụ, chúng được điều chỉnh từ nền tảng vệ tinh cũ: GIOVE-A được xây dựng trên nguyên mẫu vệ tinh địa tĩnh nhỏ, trong khi GIOVE-B được phát triển dựa trên vệ tinh thương mại của French Proteous - thường được sử dụng trong việc quan sát trái đất. Tất cả các vệ tinh Galileo đều được phát triển trên cơ sở mới hoàn toàn, thêm vào đó, tải trọng của chúng cũng được cải thiện đáng kể. Phần cơ khí chế tạo được quan tâm đặc biệt, nhằm đảm bảo độ tin cậy luôn đạt ở mức cao nhất. Các vệ tinh Galileo được tính toán chuyển sang chế độ an toàn (Safe Mode) chỉ một vài ngày trong suốt vòng đời 12 năm hoạt động, đây là kết quả của nền tảng thiết kế vững chắc dựa trên cấu hình dự phòng có thể điều chỉnh.

Thậm chí ngay cả khi phải chuyển sang chế độ an toàn mức trung (Intermediate Safe Mode) các vệ tinh này vẫn tiếp tục cung cấp tín hiệu dẫn đường, dù không có sự bảo đảm về dịch vụ. Hai vệ tinh Galileo GIOVE-B - với vòng đời trên quỹ đạo 50 tháng, sẽ được sử dụng trong chế độ tải để thực hiện các kiểm nghiệm chuẩn vào mùa hè năm nay. Sau đó vào tháng 9/2012, các vệ tinh này sẽ được điều khiển dịch chuyển vào quỹ đạo chết ở độ cao trên 300 Km so với quỹ đạo thông thường của chúng. Đến thời điểm này, toàn bộ các nhiệm vụ của GIOVE-B sẽ kết thúc.

“Đầu tháng 10/2012 chúng ta sẽ được chứng kiến sự kiện phóng hai vệ tinh Galileo lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Soyuz từ Cảng vũ trụ Châu Âu tại French Guiana”, ông Valter bổ sung: “Đây sẽ là bước quan trọng tiếp theo bởi bốn vệ tinh là số lượng tối thiểu để thực hiện các phép đo dẫn đường, như vậy việc thử nghiệm hệ thống Galileo có thể bắt đầu thực thi”. Giai đoạn sản xuất các vệ tinh với đầy đủ chức năng hoạt động sẽ được thực hiện bởi hai tập đoàn lớn của Đức là OHB và SSTL. Theo dự báo, các dịch vụ đầu tiên của hệ thống vệ tinh Galileo có thể bắt đầu vào năm 2014.

      Hình ảnh vệ tinh Galileo GIOVE-A trên quỹ đạo

      Hình ảnh vệ tinh Galileo GIOVE-B trên quỹ đạo

Khi cần thêm thông tin chi tiết, Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ thư điện tử: info@anthi.com.vn

Xin chân thành cảm ơn!