Số 37/2023: Trung Quốc kết thúc phát triển"Hệ thống thời gian mặt đất độ chính xác cao" - Quan ngại đối với Hoa Kỳ - Số 3

Image Content

Dana Goward– Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.

Một vấn đề gây quan ngại lớn hơn đối với rất nhiều quốc gia trên tthế giới đó là sự gia tăng nhanh chóng và những ảnh hưởng liên quan tới “quyền lực cứng” của Trung Quốc trong quá trình lấn chiếm, tấn công và ảnh hưởng của hệ thống PNT mà Trung Quốc xây dựng.

Trong khi Trung Quốc tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ các giải pháp và hệ thống cung cấp tín hiệu nguồn PNT đa phương thức và bảo đảm an toàn dự phòng, thì ngay ở Hoa Kỳ nơi khai sinh ra hệ thống PNT vệ tinh (GPS) đầu tiên trên thế giới “GPS vẫn là điển hình của sai lầm”, theo lời của một thành viên thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.

Hệ quả là, trong trường hợp Trung Quốc can thiệp theo một phương thức nào đó với hệ thống GPS, hành động đáp trả của Hoa Kỳ đối với hệ thống BeiDou có thể s ít bị tác động hơn so với chiều ngược lại. Chiến lược hệ thống đã từng được mô tả bởi chuyên gia phân tích kỳ cựu đã nghỉ hưu của CIA là George Beebe “một lời mời gọi cởi mở” cho một mục tiêu hoặc cuộc tấn công tiềm tàng. Rất có thể sẽ là một điểm dẫn tới một chuỗi những hành động đáp trả của hai bên mà kết thúc của nó có thể là một xung đột vũ trang không bên nào mong muốn.

Hai vị trí xây dựng tại Xi’an và Nagqu được công bố mới đây chính là một phần trong hệ thống thời gian mặt đất độ chính xác cao của Trung Quốc

Ở mức chiến thuật hơn, hệ thống eLoran của Trung Quốc mở rộng ra hướng biển hơn một nghìn hải lý và phủ chùm toàn bộ đảo Đài Loan, eo biển và tất cả các điểm tiếp cận khác. Trong một cuộc xung đột để thu hồi đảo Đài Loan và gây dựng thanh danh cho Đảng Cộng sản, Trung Quốc có thể khóa tất cả các loại tín hiệu từ không gian trong khi vẫn duy trì an toàn cho các hoạt động dẫn đường, tấn công và liên lạc cho toàn bộ các lực lượng vũ trang được vận động vào cuộc chiến. Đây là điểm yếu chết người trong trường hợp Hoa Kỳ muốn triển khai các lực lượng hỗ trợ từ các căn cứ hỗ trợ của mình đóng quanh khu vực, điều này còn có khả năng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho cả Hoa Kỳ và Nhật Bản và những lực lượng quân sự khác hy vọng vào việc hỗ trợ để Đài Loan tiếp tục duy trì nền độc lập của hòn đảo.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết họ vẫn đủ khả năng hoạt động tốt trong các môi trường thiếu tín hiệu vệ tinh GPS và nói rằng họ còn có các lựa chọn hoạt động khác phục vụ cho mục đích định vị dẫn đường để phục vụ cho triển khai các lực lượng tác chiến.

Đây là câu hỏi chiến lược tương đối bấp bênh, mặc dù trong tất cả các trường hợp Hoa Kỳ luôn sẵn sàng trở thành bên hỗ trợ tại chỗ cho đảo Đài Loan hay các đồng minh khác nếu như trên chiến trường hoặc ngay ở quê hương mình sẽ không còn hoặc bị gián đoạn tất cả các dịch vụ cung cấp bởi GPS.

Trước cuộc tấn công trừng phạt Ukraina của Nga, Kremlin đã phá hủy vệ tinh ngừng hoạt động của mình sử dụng vũ khí dưới mặt đất và tuyên bố rằng họ có khả năng bắn rơi tất cả 32 vệ tinh GPS của Hoa Kỳ và biến khối NATO thành kẻ “Mù” nếu như liên minh này tham chiến. Rất nhiều nhà quan sát do dự về những hệ quả đối với các chính sách của Hoa Kỳ và NATO liên quan tới cuộc xung đột Nga – Ukraina.

Tuy nhiên có một thực tiễn đáng lo ngại đó là có rất ít hành động được thực thi để loại bỏ khả năng mà Hoa Kỳ có thể trở thành con tin trên chính đất nước mình thông qua việc khống chế hay mặc cả bằng GPS.

Trải qua hai thập k mà mối quan tâm của chính phủ và các ngành công nghiệp trong lĩnh vực GPS thuyên giảm, chúng ta không thấy bất kỳ cố gắng nào mang tính chất tiềm tàng có khả năng “cạnh tranh” trong lĩnh vực PNT không gian với những hạn chế về nguồn vốn. Vẫn còn đó những dự án rời rạc và chậm chạp, tuy nhiên con mắt tập trung trước đây đã rời xa hệ thống các vệ tinh GPS và dịch vụ mà hệ thống này cung cấp. Hoa Kỳ cần nhận định lại chiến lược phát triển phù hợp trước sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, có thể có sự thay đổi trong tương lai. Mấy năm vừa qua lực lượng Vệ binh Quốc gia đã bắt đầu triển khai kiến trúc thời gian và mạng quốc gia (National Timing Architecture and Network) với tên gọi tắt là NITRO. Dự án này dự kiến sẽ hỗ trợ các lực lượng vệ binh tự bảo đảm giải pháp kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động khi không còn sự hỗ trợ của GPS và trợ giúp quốc gia trong những trường hợp khẩn nguy. NITRO đã bắt đầu được sử dụng trên bảy tiểu bang của Hoa Kỳ.

Tương lai của NITRO vẫn còn chưa rõ ràng, tuy nhiên theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhìn nhận thì đây chỉ là dự án quốc phòng dân sự hơn là dự án quốc phòng quốc gia và sẽ không tiếp tục hỗ trợ dự án này về mặt nguồn vốn. Bởi thực tiễn thì Vệ binh Quốc gia vẫn được cấp vốn thông qua các tổ chức quốc phòng.

Khi bài viết này được công bố, Vệ binh Quốc gia và dự án NITRO vẫn tiếp tục bị tắc ngẽn bởi cơ chế quan liêu nhiều tầng và nguồn vốn, bởi thiếu người dẫn đầu rõ ràng cũng như con đường phát triển.

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn