Số 36/2023: Trung Quốc kết thúc phát triển"Hệ thống thời gian mặt đất độ chính xác cao" - Quan ngại đối với Hoa Kỳ - Số 2

Image Content

Dana Goward– Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.

Việc mở rộng hai hạ tầng gồm eLoran và mạng cáp sợi quang với mục tiêu phục vụ toàn bộ lãnh thổ đã mang đến cho Trung Quốc một điều hết sức mới mẻ được gói bằng “tam giác PNT ổn định” bao gồm các tín hiệu từ không gian, từ trạm phát mặt đất và trên mạng cáp quang. Ba nguồn này có khả năng tương tác nhưng vẫn bảo đảm tính độc lập trong cung cấp các dịch vụ khác nhau theo đó nếu có sự cố bất thường hoặc bị ngăn chặn có chủ ý đối với một nguồn thì dường như hai nguồn còn lại sẽ không hề bị ảnh hưởng, như vậy Trung Quốc hoàn toàn có khả năng duy trì PNT một cách liên tục bất chấp những tác động từ bên ngoài. Người sử dụng dịch vụ PNT ở quốc gia này có khả năng truy cập vào cả ba nguồn cấp để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng không mong muốn.

Trong những công bố vào tháng Năm và tháng Sáu đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang đến giai đoạn cuối kết thúc dự án thời gian (Timing Project) với những lợi ích vượt trội đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia.

Thời gian là yếu tố sống còn đối với nền tảng phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Thời gian với độ chính xác cao hơn, khả năng phục vụ tốt hơn, an toàn và bảo mật mức cao cho phép cải thiện tất cả các ứng dụng ở thời điểm hiện tại đồng thời tạo ra những ứng dụng mới. Ví dụ, nếu năng lực thời gian tốt hơn cho phép chúng ta tối ưu hiệu quả của các dải tần số đồng thời hỗ trợ dung lượng băng thông ở các dải tần. Thời gian độ chính xác cao dựa trên nền tảng cáp quang có khả năng hỗ trợ tốt cho mạng lưới viễn thông thế hệ thứ năm (5G), hạ tầng viễn thông tốc độ siêu cao này là tiền đề quan trọng tạo ra hành lang hỗ trợ phát triển các phương tiện tự hành trong tương lai như phương tiện giao thông, thiết bị bay điều khiển từ xa UAV, vũ khí và rất nhiều hệ thống khác.

Hệ thống thời gian trên nền tảng mặt đất của Trung Quốc là một phần trong kế hoạch rất lớn được xây dựng và phát triển bởi Trung tâm Dịch vụ Thời gian Quốc gia NTSC (National Timing Service Center). Xuất phát từ cách tiếp cận PNT theo phương pháp hệ thống của các hệ thống đã từng được mô tả là “phương pháp tiếp cận khác biệt” tại sự kiện Standford PNT Symposium 2019, kiến trúc này lấy PNT nền tảng vệ tinh làm trái tim để từ đó phát triển thêm hàng loạt các tính năng và hệ thống hỗ trợ khác bao quanh.

Một số nhà quan sát những nỗ lực mang tầm quốc gia của Trung Quốc đã tìm lại sự cố xảy ra năm 1996 trong cuộc xung đột Lần thứ ba tại eo biển Đài Loan. Trong cuộc xung đột này, các lực lượng quân sự Trung Quốc đã bắn ba quả tên lửa hướng về một điểm ngoài khơi chính là căn cứ quân sự Kee Lung của Đài Loan. Hai trong số ba tên lửa đã bị mất. Theo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thì nguyên do dẫn tới việc mất hai quả tên lửa này đến từ việc Hoa Kỳ đã tiến hành ngăn chặn hoặc gây nhiễu đối với các tín hiệu GPS trong khi đây là lựa chọn mà các tên lửa này sử dụng để dẫn đường tới mục tiêu.

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gọi đây là “Sự sỉ nhục không thể quên được” đối với Trung Quốc, chính vụ việc này đã làm bùng nổ những nỗ lực to lớn của Trung Quốc trong những thập kỷ vừa qua để bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ một lần nữa phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào khác hoặc chỉ phụ thuộc vào một nguồn cấp PNT duy nhất đến từ không gian. Hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh BeiDou và “Hệ thống thời gian mặt đất độ chính xác cao” (High-precision Ground-based Timing System) là hai giải pháp vô cùng quan trọng để Trung Quốc hoàn thiện và khắc phục toàn diện những khiếm khuyết PNT.

Đồ họa thể hiện phương án xây dựng và phát triển PNT của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tạo ra giải pháp PNT và số liệu đa dạng theo phương pháp tiếp cận đa giải pháp, tương tác hỗ trợ, tích hợp mức cao và thông minh để bảo đảm tất cả các dịch vụ PNT và số liệu không bị gián đoạn trong bất kỳ trường hợp nào.

LỜI NHẮN TỚI HOA KỲ

Trung Quốc đang gia tăng một cách mạnh mẽ xu hướng dẫn đầu trong kỹ thuật công nghệ PNT trọng yếu đồng thời xây dựng hoàn thiện các giải pháp hạ tầng liên quan, tất cả những điều này đang gây ra mối quan ngại rất lớn trên nhiều mặt đối với Hoa Kỳ.

Hệ thống định vị dẫn đường toàn cầu bằng vệ tinh BeiDou của Trung Quốc được đánh giá là có rất nhiều lợi thế vượt trội. Theo nhận định của Hội đồng cố vấn Tổng thống Hoa Kỳ, BeiDou là hệ thống mới hơn với nhiều tính năng vượt trội so với hệ thống vệ tinh GPS đã có tuổi của Hoa Kỳ xét về mọi mặt. Bằng cách sử dụng một cách hợp lý khái niệm và công cụ mang tên “Quyền Lực Mềm”, Trung Quốc đang tuyên truyền và khuyến khích các quốc gia khác sử dụng tín hiệu từ các vệ tinh BeiDou, các chính sách hỗ trợ và giảm giá các trang thiết bị kỹ thuật khai thác là một phần trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” (Belt and Road), “Con đường Tơ lụa Số” (Digital Silk Road). Thực tiễn thì những sáng kiến này đang đạt được nhiều kết quả thực tiễn hơn nếu đem ra so sánh với cả hai hợp phần gồm khai thác sử dụng hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh GPS và những ảnh hưởng của Hoa Kỳ với các quốc gia khác (quyền lực mềm).

(Còn tiếp).

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn