Số 32/2023: Mỗi quốc gia có cần xây dựng chùm vệ tinh GNSS riêng không ?

Image Content

Matteo Luccia – Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.

“Khi Galileo mới chỉ là ý tưởng, thì chủ sở hữu là Cộng đồng Châu Âu đã đề xuất sử dụng nền tảng lý luận là “Chính trị, kinh tế, xã hội và tính đồng lập về kỹ thuật công nghệ”. Vậy thì các quốc gia khác ví dụ như Brazil có cần phải xây dng chùm vệ tinh định vị GNSS của riêng mình hay không?”.

Ismael Colomina GeoNumeríc

Khoảng 20 năm trước đây, tôi đã từng đến Brazil để có bài phát biểu về tương lai của hệ thống Galileo, và tuyên truyền cho việc sử dụng kết hợp của Galileo với GPS. Mỗi khi bắt đầu những buổi nói chuyện tôi thường đưa ra câu hỏi logic liên quan tới  hệ thống Galileo của Châu Âu được xây dựng để thể hiện tính độc lập tự chủ và tất cả chúng ta đều biết điều này. Đây không phải là câu hỏi để chúng ta, những người Châu Âu trả lời mà chính là các quốc gia khác hoặc đang có những kế hoạch đi ngược lại. Tuy nhiên khi chúng ta xem xét và lo lắng trên các khía cạnh quân sự của GNSS, chúng ta có thể phải tự hỏi chính mình rằng phương thức tiếp cận hợp tác quốc tế liệu có loại bỏ được những vấn đề phức tạp phát sinh trong tương lai từ chính những chùm vệ tinh này hay không.

Ismael Colomina – GeoNumerics

Jules McNeff Overlook Systems Tech.

GPS cho phép chúng ta liên tục truy cập sử dụng, miễn tất cả các loại phí và cũng là ràng buộc chính trị. Việc bất kỳ quốc gia nào đưa ra quyết định bảo đảm nguồn ngân sách tự chủ để phát triển một hệ thống GNSS hoàn toàn độc lập cần phải được phân tích một cách rõ ràng bằng những đòi hỏi từ thực tế trong vấn đề an ninh và vùng phủ tín hiệu mà hệ thống GPS không làm cho họ thấy thỏa mãn. Nhật Bản, Nam Hàn và Ấn Độ là các quốc gia điển hình của việc phát triển các hệ thống có khả năng cung cấp bổ sung các dịch vụ GNSS đáp ứng các yêu cầu sử dụng trong khu vực. Đối với bất kỳ hệ thống vệ tinh định vị mới nào, thì tính tương thích với các hệ thống GNSS hiện hữu, cũng như chi phí vòng đời vận hành là các yếu tố tiên quyết cần được đưa vào xem xét thấu đáo ngay từ đầu

Jules McNeff – Overlook Systems Technologies

John Fischer Orolia

Khi Galieo mới chỉ là ý tưởng, hệ thống GPS thuộc sở hữu của Quân lực Hoa Kỳ và GPS là lựa chọn duy nhất có năng lực bao phủ trên quy mô toàn cầu. GLONASS gặp quá nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh lạnh còn BeiDou mới chỉ ở giai đoạn thai nghén. Những chính sách chính thức của Quân lực Hoa Kỳ chỉ rõ rằng bất kỳ người sử dụng dân sự nào đều không nhận được sự bảo đảm các dịch vụ GPS và chúng có thể bị ngắt bất kỳ thời điểm nào. Theo đó, không có quốc gia nào ngoài Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có khả năng phụ thuộc vào GPS và bản thân GPS cũng duy trì vị trí thể hiện quyền lợi riêng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên ngày nay, bất kỳ quốc gia nào cũng có lý do để duy trì tính độc lập tự chủ của mình bằng cách bảo đảm khả năng hoạt động độc lập nhưng vẫn tương hợp được với cả bốn hệ thống – hoặc ít nhất một trong số các chùm vệ tinh hiện hữu đang hoạt động, điều này là hoàn toàn khả thi đối với nhiều quốc gia. Tuy nhiên xét một cách công bằng, các quốc gia không cần thiết phải xây dựng riêng một hệ thống cho mình

John Fischer – Orolia

F. Michael Swiek GPS Alliance

Chúng ta thường rất thích thú đối với những mỹ từ thể hiện số vốn siêu lớn được chi dùng ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên thực tiễn rất cần làm rõ xem hạng mục chi dùng đó là việc gì? Phát triển một hệ thống vệ tinh GNSS mới chắc chắn sẽ kéo theo một khoản chi dùng khổng lồ, đi kèm với đó là chi phí cố định phục vụ vận hành hàng năm, cùng với đó là những sáng tạo công nghệ liên tục để duy trì hệ thống của mình so với các hệ thống khác và đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, liệu chúng ta có thể bảo đảm duy trì được điều này trong một thời gian dài hay không? Đối với người sử dụng, GPS có thể được xem như một món quà tới nay vẫn được phát cho chúng ta, trong khi đó đối với những người sở hữu và vận hành thì món quà này đồng nghĩa với một khoản chi rất lớn hàng năm. Vậy thì Brazil hay bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, đang thực sự có yêu cầu về thương mại hay xã hội, nền tảng khoa học công nghệ, các nguồn lực tài chính và sự ủng hộ của giới chính trị gia đều có thể bắt tay vào xây dựng một hệ thống vệ tinh định vị mới của riêng mình, nhưng quan trọng là xác định được liệu quốc gia có thể duy trì hệ thống này trong dài hạn hay không? Tạo ra một hệ thống vệ tinh định vị GNSS không phải là quyết định từ trí óc và trái tim hay tầm nhìn ngắn hạn”.

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn