Số 32/2020: Beidou mối đe dọa với Phương Tây – Số 1

Image Content

Dana Goward

Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam dịch và biên soạn.

Việc hoàn chỉnh hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh BeiDou của Trung Quốc mới đây đã nhen nhóm lại những quan ngại về an ninh và quyền riêng tư liên quan tới Phương Tây Trung Quốc đã tích hợp chức năng truyền tin hai chiều vào hệ thống BeiDou làm dấy lên những lo ngại về việc sử dụng để theo dõi các cá nhân và cài đặt các phần mềm gián điệp vào thiết bị cá nhân. Tuy nhiên hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực dẫn đường bằng vệ tinh đều nhìn nhận rằng những lo ngại này đang bị thổi phồng quá mức.


Đồng thời với những phiên thảo luận nhóm nhỏ thì sự kiện hoàn chỉnh của hệ thống BeiDou cũng là chỉ dấu quan trọng chuyển sang một giai đoạn mới để khẳng định quyền lực thế giới mới của Trung Quốc và khả năng thách thức Phương Tây trên nhiều mặt.

LIÊN LẠC HAI CHIỀU

Một số máy thu được trang bị đặc biệt có khả năng liên lạc ngược lại với vệ tinh BeiDou. Nhưng điều này không đúng với tất cả các loại máy thu hiện hữu trên thị trường (bao gồm cả trong các loại điện thoại di động thế hệ mới). Chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, tất cả các chip xử lý tín hiệu GNSS trên thị trường đại chúng, bao gồm cả BeiDou đều là chip “chỉ nhận”. Chỉ các thiết bị đặc biệt mới có khả năng khai thác đặc tính nâng cao này, và chúng chỉ xuất hiện một cách hoàn toàn yên lặng đối với người dùng ngay cả khi chúng đang ở trong chế độ hoạt động.

Người dùng vẫn thường nói rằng người ta lo ngại nhiều hơn về các vấn đề an ninh cũng như quyền cá nhân liên quan tới thông tin vị trí đã tồn tại vài thập kỷ. Điện thoại di động thường gửi báo cáo vị trí người dùng thông qua mạng lưới các trạm phát trên nền tảng thông tin triết xuất từ GPS, khoảng cách WIFI và các phương pháp tính toán ước định vị trí khác. Khả năng bị đột nhập và làm tổn hại tới điện thoại di động hoặc máy thu khác sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung chức năng chỉ nhận nguồn thông tin vị trí từ các vệ tinh BeiDou.

Cũng cần phải lưu ý một điểm quan trọng rằng việc sử dụng thiết bị đặc biệt để thực thi nhiệm vụ liên lạc hai chiều với GNSS (Global Satellite Navigation System) không phải là chức năng mới đối với BeiDou, hệ thống vệ tinh của Trung Quốc có thể đã cải thiện được chức năng này một cách tốt hơn c trong thực tiễn, với thiết bị có chức năng hoàn chỉnh người sử dụng cũng có thể gi các bản tin đặc biệt bằng cách sử dụng chức năng Tìm kiếm và Cứu nạn (Search and Rescue) tới cho hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS của Hoa Kỳ, Galileo của Châu Âu, và GLONASS của Nga.

TRUNG QUỐC TRỖI DẬY

Hoàn chỉnh hệ thống BeiDou thực sự là bước chuyển về công nghệ mà không có bất kỳ điều gì có thể che lấp hay đặt câu hỏi được, là bước tiến vô cùng ấn tượng để xác lập tầm ảnh hưởng và sức mạnh của Trung Quốc trên trường Quốc tế. Có thể coi đây là tuyên ngôn độc lập về công nghệ với Phương Tây với tầm ảnh hưởng rộng lớn về mặt địa chính trị.

Sự kiện này đã được dự đoán trước và tổng hợp trong báo cáo năm 2017 của Uỷ ban Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc (US-China Economics and Security Review Commission). Báo cáo liệt kê các mục tiêu lớn của Trung Quốc đối với hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh BeiDou gồm:

   1. Đáp ứng các yêu cầu an ninh Quốc gia bằng việc kết thúc sự phụ thuộc của quân đội vào hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh GPS;

   2. Xây dựng các hệ thống ngành dọc trên nền tảng dẫn đường bằng vệ tinh để tận dụng sự phát triển và mở rộng nhanh chóng của thị trường này;

   3. Củng cố danh tiếng trong nước và quốc tế thông qua việc hoàn thiện một trong bốn hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh trên quy mô toàn cầu GNSS mà trong đó có các hệ thống vẫn chưa hoàn chỉnh.

Sức mạnh Quân sự và An ninh Quốc gia – Quân đội Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố về việc phát triển một hệ thống GNSS riêng. Việc này càng được cổ vũ khi xảy ra sự kiện khủng hoảng năm 1996 liên quan tới việc quân đội nước này phóng ba quả tên lửa hướng về phía đảo Đài Loan nhằm đe doạ. Một quả rơi xuống biển cách một căn cứ quân sự của Đài Loan khoảng 11 dặm, nhưng hai quả tên lửa còn lại thì biến mất hoàn toàn. Trung Quốc sau đó tố cáo rằng Hoa Kỳ đã gây nhiễu với tín hiệu GPS và đỗ lỗi cho việc này. Quân đội Trung Quốc thực sự khó chịu và bị bẽ mặt sau sự kiện khủng hoảng này.

Việc có toàn quyền đối với một hệ thống GNSS đối với Quân đội Trung Quốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nó sẽ loại bỏ tất cả các vấn đề phát sinh do phụ thuộc vào các vệ tinh định vị của Hoa Kỳ, Nga, hay Châu Âu. BeiDou là hệ thống vệ tinh mới nhất trên thế giới đồng thời cũng được trang bị những tính năng cao cấp. Trung Quốc cũng tuyên bố đã tích hợp vào BeiDou những công nghệ tiên tiến nhất để ngăn chặn nhiễu nghẽn có chủ ý, ngăn chặn phá hoại có chủ ý vào phiên bản BeiDou sử dụng riêng cho các mục đích an ninh quốc phòng. Sau hàng thập kỷ quan trắc và phân tích các loại can nhiễu đối với tín hiệu GNSS, thực hiện sản xuất và chế thử các phiên bản riêng của Trung Quốc, khó có thể hình dung được việc các kỹ sư của Trung Quốc lại không trang bị cho BeiDou những chức năng và công nghệ tối tân nhất.

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn