Số 26/2021: Nâng cao hiệu quả với bản đồ nền toàn cảnh - Số 2

Image Content

Josh Benveniste

Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.

 

Hình 1 – Ví dụ điển hình về ảnh chụp thẳng đứng (Nguồn: Google Earth)

Thực tiễn có hai dạng ảnh xiên khác biệt: Ảnh xiên cao (High Obliques) và ảnh xiên thấp (Low Obliques). Cả hai dạng ảnh xiên này còn có thể được phân loại chi tiết nữa bởi các bức ảnh chụp góc rộng xa và các bức ảnh chụp gần. Ảnh xiên thấp thường được chụp bởi các máy chụp ảnh nghiêng một góc khoảng 300 tính từ điểm thẳng đứng. Chúng phủ trên các khu vực nhỏ vì vậy không hàm chứa được mặt nằm ngang. Ảnh xiên cao thường được chụp bởi máy ảnh nghiêng một góc khoảng 600 tính từ điểm thẳng đứng. Ngược lại với cách chụp ảnh thẳng đứng, các mức nghiêng của ống kính máy chụp có khả năng thể hiện yếu tố địa hình, bóng ngả tốt hơn, điều này giúp cho chúng ta dễ dàng nhận biết đâu là yếu tố tự nhiên và đâu là các đối tượng do con người tạo ra.

Hình 2 – Ví dụ điển hình về ảnh chụp xiên (Nguồn: Bing)

KHÔNG ẢNH 360 ĐỘ

Hình 3 – Ví dụ điển hình về ảnh chụp xiên (Nguồn: Bing)

Không ảnh 360 độ (hay còn được biết đến với tên gọi khác ảnh toàn cảnh, ảnh thể cầu, ảnh VR hoặc ảnh dạng bong bóng) đã xuất hiện trước đây một vài năm, nhưng chỉ mới gần đây thể loại ảnh này mới thực sự có được chỗ đứng dưới dạng thức một lớp thông tin trong cấu trúc bản đồ nền trong một số lĩnh vực ứng dụng, thực tiễn cho thấy ở thời điểm hiện tại có nhiều ứng dụng chuyên nghiệp đã nhận thấy tính đặc thù riêng của thể loại ảnh này trong việc hỗ trợ ra quyết định và mang tới những trải nghiệm sâu trong các tác vụ hiển thị và quan sát. Với các tập đoàn công nghệ toàn cầu lớn như YuTube, Google (Street View), Apple (Look Around), Facebook và các thương hiệu lớn khác đã triển khai kỹ thuật này trong các hệ thống nền tảng ứng dụng vận hành, chắc chắn trong những năm tiếp theo, kỹ thuật này sẽ ngày càng chứng minh được thế mạnh riêng có của mình.

Không ảnh 360 độ cho phép người sử dụng quan sát được nhiều hơn một góc nhìn thông thường khi từ trên cao xem toàn cảnh bề mặt trái đất phía dưới. Những phương hướng thông thường mà chúng ta vẫn thấy gồm Đông, Tây, Nam và Bắc có thể bị bỏ qua để người sử dụng có thể tự do dẫn hướng nhìn giống như họ đang tự mình điều khiển máy chụp ảnh từ trên không. Các bức ảnh 360 độ có thể được chụp bằng cách sử dụng các máy bay cánh cố định có người lái, máy bay trực thăng hoặc thiết bị bay không người lái UAV. Điểm lý tưởng để chụp các bức không ảnh 360 độ nằm trong khoảng độ cao từ 30 mét đến 915 mét so với bề mặt trái đất AGL (Above Ground Level). Các bức không ảnh 360 độ thường đảm bảo đầy đủ hai yếu tố là thông tin và ấn tượng, bởi ở thời điểm hiện tại chỉ có thể loại ảnh này mới có khả năng cung cấp cho người sử dụng cách thức mới để quan sát trái đất, phương thức nhìn nhận thực tiễn từ các vị trí tối ưu giúp chúng ta tái lập được thế giới một cách trung thực và hoàn chỉnh nhất, đồng thời cũng mang lại những trải nghiệm đặc biệt khi được quan sát thực tiễn từ những góc độ khác nhau.

Để sử dụng và phát huy hết lợi thế của các bức không ảnh 360 độ dưới dạng một phân lớp thông tin bản đồ nền, chúng ta sẽ cần nhiều hơn là các bức không ảnh 360 độ thông thường; từng pixel của bức ảnh 360 độ độ phân giải cao bắt buộc phải được gắn toạ độ với độ chính xác đặc biệt cao – và đây chính là điểm thách thức cốt lõi khi xử lý ảnh.

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn