Số 25/2023 - BÙ NGHIÊNG KHÔNG ĐỊNH CHUẨN NAY ĐÃ THÀNH CHUẨN – Số 5

Image Content

Gavin Schrock – Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.

Có một điểm cần lưu ý là chính khách hàng này, một tuần sau đã nâng cấp tính năng bù nghiêng tự động sau thời gian triển khai đo đạc trên thực địa và nhận ra rằng tính năng này có khả năng giúp họ tiết kiệm được thời gian công tác.


Những hình ảnh thường thấy trong thực tiễn khi các nhà đo đạc sử dụng tính năng bù nghiêng tự động không cần định chuẩn trên các máy GNSS di động thế hệ mới.

Một khách hàng của Spatial Technologies đã nhận ra tính hữu dụng của chức năng bù nghiêng trong một số ứng dụng là công ty Lucas Geomatics, đây là doanh nghiệp đo đạc có trụ sở đặt tại Surrey B.C. “Khi tôi xác lập các trạm đo GNSS phục vụ cho các công ty xây dựng, bù nghiêng thực sự hữu dụng bởi nhiều ứng dụng trong xây dựng không đòi hỏi phải đạt độ chính xác siêu cao”, Peter Smith nói. “Điều này sẽ thấy rõ hơn khi tôi lấy ví dụ cụ thể, với một máy xúc có gầu múc bề ngang 100cm, độ dày thành gầu tới 3cm, nhiệm vụ xác định vị trí và độ dày tầng đất mà gầu múc thực hiện không nhất thiết phải siêu chính xác phục vụ cho máy xúc vận hành, đây chính là lý do mà người sử dụng từ các công ty xây dựng thường không thực hiện các phép đo đạc độ chính xác cao trong giai đon san lấp. Đây chính là nhóm người dùng sẽ khai thác tối đa tính tiện dụng của chức năng bù nghiêng bởi độ chính xác mà tính năng này cung cấp thừa đủ đáp ứng các yêu cầu thực tiễn”.

Trong các tình huống thực tiễn mà Peter Smith áp dụng tính năng bù nghiêng, Smith cũng có cách thức áp dụng thực sự sáng tạo để xử lý các khu vực bị cây bụi che phủ dày đặc. Cách thức chung để triển khai nhiệm vụ đo đạc ở các khu vực cây bụi thưa mỏng là dùng sào đo đẩy cao máy thu GNSS di động vượt khỏi tán cây; cách thức này giúp máy thu nhận được tín hiệu từ nhiều vệ tinh hơn và giảm thiểu sai số đa đường của tín hiệu vệ tinh. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì cách tiếp cận này lại gây ra nhiều vấn đề phức tạp, dụ như việc đẩy cao sào đo làm cho sào bất ổn, khó giữ ổn định và đặc biệt là việc tiếp cận bụi cây để cân bằng bọt thủy là không thể, chính điều này làm cho các kết quả đo không đạt được độ chính xác yêu cầu. Smith cũng cho biết, tính năng bù nghiêng giúp giải quyết triệt để vấn đề này bằng cách sử dụng sào đó có độ cao khác nhau, bao gồm cả một sào đo có khả năng đưa máy thu GNSS di động lên cao tới 12m. Smith cũng sử dụng cả phương thức sào đo không tiếp xúc, giải pháp thường được sử dụng trong các công ty hạ tầng để xử lý tán cây trong khu vực đô thị.

Smith cũng thường lựa chọn sử dụng giải pháp đặt máy thu trên sào đo ba chân phục vụ cho các phép đo khống chế hay điểm đo yêu cầu độ chính xác cao (cân bằng sử dụng bọt thủy), đồng thời sử dụng phần mềm trên bộ điều khiển thu số liệu để xác lập tốc độ thu số liệu vị trí ở mức 5Hz hoặc 10Hz (chuẩn ở hầu hết các hệ thống) và tính giá trị trung bình từ nhiều vị trí thu được trong khoảng thời gian một phút hoặc lâu hơn.

Smith nói rằng tính năng bù nghiêng tạo ra sự khác biệt trong các nhiệm vụ đo đạc của họ, đặc biệt khi họ cần đạt hiệu suất đo đạc thực địa nhưng không cần thiết phải đạt độ chính xác cao. Phần làm cho Smith ấn tượng đó chính là khả năng nâng cấp máy đo GS18T từ hệ thống cũ lên tính năng mới, trước đây chỉ hỗ trợ hai chùm vệ tinh định vị nhưng sau nâng cấp máy thu có khả năng hỗ trợ tất cả các chùm vệ tinh hiện hữu.

TÍNH ỔN ĐỊNH THÔNG QUA CHUYỂN ĐỘNG

Một trong những nguyên lý cốt yếu trong quá trình thực hiện phép đo đạc là: Thiết bị và sào đo phải được giữ ổn định trong quá trình thu số liệu. Tuy nhiên, trong các kỹ thuật thu thập số liệu khác điển hình như bản đồ ảnh, bản đồ di động, định hướng quán tính, tính toán xác định quỹ đạo … được áp dụng trong các thập kỷ trước. Cũng chính từ những kỹ thuật gốc này mà thị trường đã xuất hiện một số giải pháp tích hợp GNSS + IMU, điển hình là các hãng danh tiếng như Applanix và NovAtel, đây chính là các hợp phần chính yếu được trang bị trong các hệ thống đo đạc bản đồ di động ở thời điểm hiện tại. Các giải pháp tích hợp đa cảm biến cũng đang được sử dụng rộng rãi cho thiết bị bay không người lái hoạt động trong chế độ thời gian thực và xử lý sau.

Một thách thức trong quá trình tích hợp vào các máy đo GNSS di động chính là nhiệm vụ thu nhỏ hợp phần. Tất cả các giải pháp tích hợp dù được thực hiện bằng cách nào cũng vẫn phải bảo đảm năng lực tương tác với tín hiệu vệ tinh để duy trì tính khả dụng của thiết bị ở bất kỳ góc nghiêng nào. Hai chùm vệ tinh Galileo và BeiDou đạt trạng thái hoàn thiện và hoạt động toàn diện cùng thời điểm một số nhà sản xuất giới thiệu tính năng bù nghiêng tự động không cần định chuẩn. Một số nhà sản xuất thậm chí cần giới thiệu những thiết kế ăng ten mới có khả năng khai thác tốt hơn tín hiệu từ các vệ tinh ở những góc nghiêng khác nhau, ví dụ như trong máy thu Leica GS18T.

Bọt thủy điện tử trong những giải pháp đã giới thiệu ra thị trường cũng là một trong những giải pháp đơn giản để đạt được kết quả. Phụ thuộc vào chất lượng của các hợp phần cấu thành, hệ thống đa cảm biến nghiêng có thể đo được góc nghiêng ở vị trí chính xác, thậm chí còn chính xác hơn việc sử dụng bọt thủy tiêu chuẩn gắn với sào đo. Thêm vào đó, chúng được gắn trực tiếp với bo mạch trong máy thu GNSS di động, liên hệ trực tiếp với tâm pha ăng ten và các trục, trong khi đó bt thủy truyền thống lại nằm ngoài và gắn với sào đo.

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn