Panasonic Toughbook CF-31 - Lính thủy đánh bộ trong dòng máy tính siêu bền (Phần 2)

Image Content

CF-31 Thiết kế, Hình dáng, và Cảm nhận

Ngay từ những ngày đầu tiên xuất hiện dòng máy tính Panasonic Toughbook, Tổng biên tập tạp chí Pen Computing Magazine đã phát biểu “Một trong những điểm ấn tượng nhất của Panasonic tạo nên sự khác biệt, đó chính là định hướng liên tục cải tiến nâng cấp nền tảng cho Toughbook”. Và thực tiễn đã chứng minh, Toughbook ngày càng hoàn thiện hơn, các kỹ sư của Panasonic để tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất, Toughbook không có những mối hàn, không nhiều các hợp phần của những nhà cung cấp phụ kiện khác (Panasonic tự sản xuất phần lớn các hợp phần cấu thành nên Toughbook), không có những điều chỉnh giữa chừng, không có việc mua bán, sáp nhập hay thay đổi trong chính sách. Tất cả hợp lại để tạo nên các sản phẩm có chất lượng đặc biệt, siêu bền bỉ và có lẽ điểm quan trọng nhất vượt trên tất cả đó là niềm tin và sự yên tâm của khách hàng đã lựa chọn Toughbook.

Chỉ cần nhìn vào thiết kế hình dáng của Toughbook đã đủ để cảm nhận sự bền chắc của sản phẩm. Không chỉ hoàn thiện về thiết kế kiểu dáng công nghiệp, Panasonic còn theo đuổi phương châm “Kiểu dáng đi kèm Chức năng” bằng cách tạo ra những sản phẩm vừa đẹp vừa hoàn chỉnh chức năng. Các kỹ sư của Panasonic theo đuổi việc thiết kế rắn chắc cho Toughbook từng bước như “Độ cứng của bút chì”, mức độ cứng cáp của Toughbook liên hệ mật thiết về độ bền của sản phẩm, phải mất rất nhiều thời gian thử nghiệm va đập để tăng độ cứng từ 3H lên 6H; tăng cường mức pH cho Toughbook, ngăn chặn sự ăn mòn của dung dịch axít đối với các hợp phần nhựa. Tất cả mọi khía cạnh đều được nghiên cứu và thử nghiệm một cách nghiêm túc để hình thành nên cỗ máy hoàn chỉnh Panasonic Toughbook CF-31. Cách thức tạo ra bộ khung siêu chắc chứa màn hình LCD đơn giản đến không tưởng, được thiết kế đặc biệt hài hoà với thiết kế tổng thể của cỗ máy CF-31, chính xác và đẹp đến từng chi tiết. Hãy quan sát hai màu bạc và đen được kết hợp hài hoà trên thân máy CF-31, kích thước đo được của CF-31 là: 302 mm x 292 mm x 73,5 mm và trọng lượng 3,72 kg. CF-31 mang dáng vẻ của một lính thuỷ đánh bộ thực sự, hài hoà, cân đối, rắn chắc và đẹp một cách ấn tượng.

Nút bấm, cổng, đèn và các hợp phần kết nối được thiết kế bố trí xung quanh thân máy. Mặt trước, hai bên sườn và phía sau được đặt kín trong nắp bảo vệ; đầu đọc vân tay, tay xách ma-nhê tích hợp là phát minh đã đăng ký bản quyền của Panasonic kèm theo khe cắm bút cảm ứng. Toàn bộ các cổng kết nối trên CF-31 đều được đặt kín bên trong các cửa bảo vệ với nhiều kiểu cách, hình dạng, kích thước và công nghệ khác nhau. Tất cả các cửa bảo vệ trên máy CF-31 đều được thiết kế dạng “Bấm - Khoá” đảm bảo sự thuận tiện cũng như độ kín tuyệt đối bảo vệ các cổng phía trong. Với thiết kế đặc biệt này, người sử dụng chỉ việc đóng cửa bảo vệ, ấn nặng tay cho tới khi nghe được âm thanh nẫy khoá chặt vào thân máy, đây là phát minh được áp dụng đầu tiên trên các máy Toughbook CF-U1 và là điểm nâng cấp thực sự khi so sánh với kiểu cửa bảo vệ thế hệ trước.

Hình bên trái thể hiện toàn bộ phần sau của CF-31, với tất cả các cổng kết nối của máy. Phía bên phải, nằm ở cửa bảo vệ riêng là cổng kết nối RS-232 hỗ trợ cho các thiết bị thế hệ cũ. Tất cả các cổng còn lại được đặt chung trong cùng một cửa bảo vệ có tích hợp khung cửa kéo nhỏ hơn, để lộ ra khe cắm mở rộng phục vụ kết nốiiăng ten ngoài hay đế hỗ trợ. Cửa bảo vệ này có kích thước lớn nhất, tự khoá chặt mỗi khi ấn mạnh và mở ra bằng cách kéo nẫy khoá nhỏ ngay phía trên. Sau lớp cửa bảo vệ này là hai cổng USB 2.0, cổng kết nối thiết bị hiển thị ngoài, khe cắm tai nghe và micro ngoài. Phía góc ngoài cùng bên trái, không nằm trong cửa bảo vệ là khe khoá chuẩn Kensington đảm bảo an toàn cho Toughbook CF-31 bằng khoá cáp.

Hai hình dưới đây thể hiện cạnh bên tay trái và tay phải của Toughbook CF-31

Trên cạnh máy phía bên trái, hai phần ba diện tích được che kín bằng một cửa bảo vệ kích thước lớn, phía sau cửa  bảo vệ người sử dụng sẽ tìm thấy ổ đĩa quang (trên hình là ỗ đĩa ghi DVD), các khe cắm thẻ PC Card Type II, ExpressCard/54, SDHC, Smart Card và một công tắc nhỏ để bật tắt thiết bị kết nối không dây. Cửa bảo vệ còn lại là cửa khoang chứa pin cấp điện, ngay phía trên cửa này có khe thoát cho quạt tản nhiệt của CF-31. Quạt là điểm mới trên CF-31 so với CF-30, việc sử dụng quạt là cần thiết để đối phó với nhiệt độ cao thoát ra từ bộ xử lý rất mạnh Core i5, tuy nhiên quạt có kích thước nhỏ và quan trọng là thiết kế chống nước siêu hạng.

Bên cạnh phải của máy là sáu cửa bảo vệ tách rời nhau. Các cửa này đảm bảo an toàn cho cổng HDMI, khe cắm thẻ SIM, cổng mạng LAN RJ45, tuỳ chọn cổng RJ11 cho các khách hàng vẫn sử dụng modem, hai cổng USB 2.0 khác, và cổng cấp điện. Gần phía trước hơn là cửa bảo vệ ổ đĩa cứng, cửa này được thiết kế đặc biệt với hai lần khoá bảo vệ.

Một điểm đặc biệt nữa trong thiết kế của Panasonic đó chính là khoá đóng mở màn hình LCD. Khoá này đặc biệt quan trọng đối với các máy tính chắc chắn được thiết kế phục vụ cho các ứng dụng trên thực địa. Khoá bảo vệ phải được thiết kế đảm bảo cả hai yêu cầu: Chắc chắn và  đủ khoẻ để bảo vệ màn hình máy không bị mở ra khi gặp tai nạn, nhưng cũng phải dễ mở để có thể thao tác ngay khi đeo găng tay bảo hộ. Để đạt được yêu cầu này, Panasonic đã thiết kế kiểu khoá ngoàm chặt, đảm bảo khoá chắc phần màn hình LCD vào với thân máy chỉ bằng một cái ấn nhẹ màn hình xuống thân, đồng thời cũng rất dễ mở khi ấn vào phần đối diện của khoá. Trên màn hình LCD còn được gắn thêm hai núm nổi, hai núm này sẽ nằm trọn trong hai hốc nhỏ trên thân máy mỗi khi đóng màn hình LCD lại, để đảm bảo màn hình không bị xoay lắc khi va đập hay di chuyển.

Bàn phím và Bàn di chuột

Bàn phím của Toughbook CF-31 gồm 87 phím đúng tỷ lệ, các phím màu đen và ký tự trên phím màu trắng. Bàn phím cũng được trang bị đèn nền chiếu sáng và có thể kiểm soát độ sáng theo năm mức thông qua phím bấm. Với khá nhiều phím kết hợp chức năng nằm phía bên tay phải làm cho người mới sử dụng cảm thấy khá rối, tuy nhiên chỉ cần khoảng thời gian ngắn là có thể làm quen và xoá bỏ cảm giác này.

Phía dưới của bàn phím là bàn di chuột, bàn di chuột có kích thước tương đối nhỏ với hai phím bấm. Hầu hết người sử dụng đều cho rằng, bàn di chuột của Toughbook CF-31 quá nhỏ, ngón tay di chuột thường vượt ra ngoài rìa bàn di, hơn nữa còn phải ấn khá nặng tay mới có thể di chuyển được con trỏ trên màn hình. Chắc chắn Panasonic phải có lý do hợp lý cho việc duy trì thiết kế chuột này, tuy nhiên người sử dụng vẫn muốn có bàn di chuột to và nhạy hơn. Ngay dưới bàn di chuột là bảy đèn chỉ thị, mỗi đèn kèm theo một biểu tượng. Nhìn chung, kể từ năm 1999 đến nay, bàn di chuột trên dòng Toughbook siêu bền không có nhiều thay đổi.

Hệ thống làm mát lại thế hệ mới

Chúng ta không thể được hết tất cả mọi thứ mà không phải đánh đổi, điều này cũng đúng đối với năng lực hoạt động của bộ xử lý Intel thế hệ mới. Nếu lựa chọn “Điện thế tiêu chuẩn”, bộ xử lý sẽ hoạt động hết khả năng trong khi vẫn duy trì một cách hiệu quả thời gian cấp điện của pin trong, tuy nhiên Panasonic phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn là giải pháp TDP – Thermal Design Power công xuất 35 watt, hơn gấp đôi so với các bộ xử lý điện thế thấp SL9300 sử dụng trong các hệ thống Toughbook thế hệ trước.

TDP là giải pháp sử dụng tối đa nguồn điện cho máy tính, loại bỏ nguồn cấp điện làm mát cho toàn bộ hệ thống và được Intel áp dụng như thước đo hiệu quả sử dụng nguồn điện. Vì thế trong khi các bộ xử lý thế hệ mới chạy rất hiệu quả, thì chúng lại tổng hợp và tạo ra nhiều nhiệt hơn so với bộ xử lý thế hệ cũ, theo đó tản nhiệt lại là vấn đề buộc phải được giải quyết một cách hợp lý. Chính vì vậy, Panasonic đã phải nói lời tạm biệt với thiết kế không quạt tản nhiệt đã sử dụng trên thế hệ máy cũ, nhưng cũng không hẳn Panasonic đã loại bỏ hoàn toàn thiết kế cũ, Panasonic đặt tên cho giải pháp làm mát mới với tên gọi “Hệ thống làm mát lại”, để diễn tả hệ thống quạt hỗ trợ đường ống nhiệt bên trong và đưa toàn bộ khí nóng do bộ xử lý tạo ra trong quá trình vận hành ra bên ngoài. Hiện nay Panasonic sử dụng hệ thống quạt làm mát có khả năng chống nước hoàn toàn cho tất cả các máy tính Toughbook CF-31, thực tế kiểm tra đã chứng minh hệ thống quạt làm việc rất hiệu quả. Có thể hệ thống quạt sẽ làm giảm đi vẻ tao nhã của CF-31, nhưng trên hết chính là hiệu quả nổi trội của bước cải tiến này. Trên trang chủ của Panasonic có một đoạn phim ngắn về khả năng chống nước, và bùn của hệ thống làm mát lại thế hệ mới nói trên. Quý vị và các bạn có thể truy cập theo đường link: http://panasonic.net/avc/toughbook/why_toughbook/proof_of_toughness/

Quý độc giả vui lòng theo dõi tiếp trong Bản tin Công nghệ - Số 28 - Ngày 10/10/2011

Xin chân thành cảm ơn!