Lần đầu tiên Hệ thống GLONASS hoàn chỉnh, hoạt động toàn phần sau 15 năm xây dựng và phát triển

Image Content

Sau hơn 15 năm nghiên cứu, xây dựng và phát triển, ngày 18/12/2011 hệ thống GLONASS lần đầu tiên bước vào giai đoạn hoàn thiện và hoạt động toàn phần, với 24 vệ tinh nằm trên các mặt phẳng quỹ đạo thiết kế, được xác lập tình trạng cung cấp dịch vụ (Set Healthy) và đã cung cấp dịch vụ   tín hiệu định vị dẫn đường trên toàn cầu.

GLONASS 744, vệ tinh thế hệ M là một trong ba vệ tinh đã phóng lên quỹ đạo từ sân bay vũ trụ Baikonour ngày 04/11/2011, được xác lập tình trạng cung cấp dịch vụ vào ngày 08/12/2011 lúc 07:42 giờ UTC. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số vệ tinh GLONASS đang hoạt động trên quỹ đạo và được xác lập tình trạng cung cấp dịch vụ là 24 vệ tinh.

Hệ thống định vị dẫn đường GLONASS đạt được con số 24 vệ tinh theo thiết kế ngay từ đầu năm 1996, tuy nhiên sau đó hệ thống bắt đầu bị suy giảm số lượng vệ tinh một cách nhanh chóng bởi những khó khăn về kinh tế, gây ra do sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, cùng với vòng đời tương đối ngắn của các vệ tinh GLONASS. Từ năm 2002, trùm vệ tinh GLONASS bắt đầu được quan tâm và tăng cường lại một cách chắc chắn, với cam kết từ phía Chính phủ Nga sẽ hoàn thiện lại hệ thống định vị dẫn đường phủ trùm tín hiệu trên toàn cầu và làm đối trọng với hệ thống GPS của Hoa Kỳ.

Bản đồ dưới đây thể hiện giá trị suy hao độ chính xác vị trí PDOP (Position Dilution of Precision), theo tính toán của Trung tâm Phân tích Thông tin thuộc ROSCOSMOS. Hầu hết các khu vực trên thế giới đều có giá trị PDOP nhỏ hơn 3, điều đó thể hiện rõ ràng khả năng quan sát được các vệ tinh GLONASS tại mọi vị trí, mọi thời điểm cũng như đồ hình vệ tinh khá tốt.

Liên bang Nga phóng thành công vệ tinh hiệu chỉnh hỗ trợ dẫn đường đầu tiên (GLONASS Navigation Augumentation Satellite)

ROSCOSMOS, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Liên bang Nga đã phóng vệ tinh địa tĩnh Luch-5A. Vệ tinh được đưa vào không gian bằng tên lửa đẩy Proton-M sử dụng tầng tăng tốc giai đoạn cuối Breeze-M từ sân bay vũ trụ Baikonuar lúc 11:17 giờ UTC, Chủ Nhật ngày 11/12/2011. Luch-5A kết hợp với vệ tinh viễn thông liên lạc Amos-5 của Isarael trong lần phóng vệ tinh song song.

Luch-5A tách ra từ tầng giai đoạn cuối Breeze-M vào lúc 20:11 giờ UTC, trong khi vệ tinh Amos-5 vẫn gắn trên Breeze-M. ROSCOSMOS thông báo rằng hệ thống ăng ten và các tấm pin năng lượng mặt trời của vệ tinh đã được triển khai thành công và vệ tinh đang nằm dưới quyền kiểm soát điều khiển của trạm mặt đất. Vệ tinh viễn thông Amos-5 cũng đã được triển khai  tiếp sau đó vào lúc 20:52 giờ UTC. Bộ motor đẩy sẽ được sử dụng để định vị Luch-5A vào quỹ đạo địa tĩnh 160 kinh Đông.

Luch-5A là vệ tinh đầu tiên trong số các vệ tinh truyền số liệu được thiết kế để xây dựng lại hệ thống vệ tinh đa chức năng MSRS (Multifuntional Space Relay System), sử dụng để phát truyền trực tiếp tới trái đất hình ảnh vô tuyến, viễn thông liên lạc, liên kết với trạm không gian Mir của Nga, hợp phần trạm không gian quốc tế ISS, và các tàu không gian ở quỹ đạo thấp Trái đất LEO Low Earth Orbiting). MSRS có thiết kế tương tự như hệ thống vệ tinh dò tìm và truyền số liệu của NASA (NASA’s Tracking and Data Relay Satellite System).

Ngoài 7 bộ phát đáp trên giải tần Ku và S trên vệ tinh Luch-5A phục vụ liên kết, truyền tin giữa các tàu không gian LEO và các hệ thống hạ tầng trên mặt đất của Nga, Luch-5A còn mang theo bộ phát đáp đặc biệt phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn COSPAS/SARSAT, và bộ phát đáp số cải chính giải rộng dựa vào vệ tinh SBAS (Wideband Satellite Based Augumentation System). Bộ phát đáp SBAS có nhiệm vụ truyền số liệu cải chính và thông số giám sát tính toàn vẹn của hai hệ thống định vị dẫn đường GPS và GLONASS trên tần số L1 của GPS với mã chuỗi giả C/A (C/A Pseudorange), được ấn định bởi Cơ quan điều hành GPS. Các số liệu cải chính được cung cấp bởi hệ thống giám sát cải chính phân sai SDCM (System for Diffirential Correction and Monitoring), bằng cách sử dụng mạng lưới các trạm thu giám sát mặt đất, nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga và một số khu vực khác trên thế giới. SDCM có nhiệm vụ cơ bản là cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Liên bang Nga, ăngten SBAS trên Luch-5A được định hướng chếch 70 Bắc so với Xích đạo, nhằm hướng vùng phủ trùm tín hiệu trên lãnh thổ Liên bang Nga. Công suất phát 60 Watt và cường độ tín hiệu khi tới bề mặt trái đất tương đương với cường độ các tín hiệu GPS và GLONASS, vào khoảng 158 dBW.

Khuôn dạng quốc tế hiện thời của số liệu SBAS có những hạn chế về chức năng, gây ra những  khó khăn nhất định trong việc phát truyền số liệu cải chính khi kết hợp hai hệ thống GPS và GLONASS. Khoảng không gian chỉ đủ cho 51 vệ tinh, hiện tại đã không đủ cho số vệ tinh đang có trên quỹ đạo. Các công trình nghiên cứu đang được triển khai nhằm giải quyết triệt để vấn đề này. Một trong những lựa chọn là sử dụng vệ tinh có tính động, theo đó vệ tinh SDCM sẽ chỉ phát truyền số cải chính và số liệu giám sát tính toàn vẹn cho các vệ tinh GLONASS và GPS trong khu vực quan sát được của những người sử dụng thuộc lãnh thổ Liên bang Nga.

Luch-5A là vệ tinh đầu tiên trong số 3 vệ tinh MSRS/SDCM, Luch-5B sẽ được phóng vào năm 2012 lên vị trí đã định tại 950 kinh Đông và Luch-4 sẽ phóng vào năm 2014 lên vị trí 1670 kinh Đông.

Vệ tinh Luch-5A và Luch-5B được thiết kế trên nền tảng vệ tinh Express 1000 thuộc hệ thống vệ tinh thông tin ISS sở hữu của Công ty ISS Reshetnev, trong khi Luch-4 sẽ được xây dựng trên nền tảng nâng cấp Express 2000. Công ty ISS Reshetnev có trụ sở tại Zheleznogorsk, Siberia, đây cũng chính là Công ty sản xuất các vệ tinh GLONASS.

Bản tin đặc biệt tháng 1 năm 2012

Đón mừng năm mới 2012, Công ty TNHH ANTHI Việt Nam xin gửi tới Quý Độc giả lời chúc mừng năm mới mạnh khoẻ và thành công, đồng thời chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới sự quan tâm, ủng hộ và đóng góp ý kiến đối với các bản tin công nghệ đã được công bố trong năm 2011.

Trong tháng đầu tiên của năm mới 2012, bản tin công nghệ của chúng tôi sẽ dành riêng để giới thiệu đến Quý Độc giả loạt bài liên quan đến chương trình hiện đại hoá hệ thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh GLONASS của Liên bang Nga. Đây là những thông tin mới nhất, liên quan đến hệ thống định vị dẫn đường quan trọng trên thế giới bên cạnh hệ thống GPS. Kính mời Quý Độc giả đón đọc!

Khi cần thêm thông tin chi tiết, Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ thư điện tử: info@anthi.com.vn

Xin chân thành cảm ơn!