Kỷ nguyên của thiết bị cầm tay di động (Phần 1)

Image Content

Eric Gakstatter – GPS World Magazine

Trong những năm gn đây chúng ta đã được chng kiến s ra đi và phát trin rt nhanh ca các thiết bị di đng cm tay (Mobile Devices). Các thiết b cm tay không ch to ra làn sóng công ngh đi vi gii tr mà còn là bước thay đi quan trng đi vi các ng dng mang tính chuyên nghip cao như đnh v, dn đường, bn đ và GIS. Trong những bản tin công nghệ tiếp theo, được bắt đầu từ Bản tin Công nghệ Số 30-2012 này, chúng ta sẽ cùng xem xét xu hướng phát triển của các thiết di động có khả năng xác định vị trí trên cơ sở tìm hiểu các hệ điều hành được sử dụng trong các thiết bị này.

Tại sao cần tìm hiểu về các hệ điều hành chạy trên thiết bị cầm tay? Để các thiết bị phần cứng GPS/GNSS phát huy lợi ích, cần phải có phần mềm ứng dụng (APPS) cài đặt trên chính thiết bị cầm tay, phần mềm ứng dụng hoàn toàn độc lập với hệ điều hành. Hay nói cách khác thì hệ điều hành là nền móng của một toà nhà và phần mềm ứng dụng chính là phần nổi của ngôi nhà dựng trên nền móng đó. Những nền móng khác nhau sẽ quyết định kiểu nhà nào có thể xây dựng được trên nó.

Sự xuất hiện của iPhone đã làm đảo lộn hoàn toàn thị trường GPS PND vốn là “độc quyền” thuộc về Garmin và TomTom. iPhone đã mang đến sự hấp dẫn vượt trội trong ứng dụng định vị, dẫn đường và bản đồ.

Ví dụ, ngày nay sẽ không còn ai tiếp tục ngồi viết ứng dụng cho hệ điều hành Palm bởi hệ điều hành này gần như đã chết, hay cũng dần đi đến hồi kết thúc như hệ điều hành Microsoft Windows Mobile. Hầu hết các ứng dụng dành cho người dùng mức chuyên nghiệp được viết trên Windows Mobile, nhưng Microsoft lại không làm tốt phần việc kết nối những mục đích đặc thù liên quan tới Windows Mobile, chính vì vậy người dùng và những nhà phát triển ứng dụng cho rằng Microsoft có thể bỏ rơi sản phẩm này.

Trong khi đó, Android đang có khá nhiều lợi thế. Liệu những nhà phát triển có viết lại ứng dụng của họ để chuyển đổi từ Windows Mobile sang Android hay không? Hay viết ứng dụng cho hệ điều hành iOS của Apple? Liệu họ có đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ này hay không ? Nếu như họ không triển khai làm, điều đó có nghĩa rằng sẽ có ít các ứng dụng chuyên nghiệp dành cho người dùng iOS và Android. Điều đó cũng có nghĩa rằng Windows Mobile sẽ là hệ điều hành cho người dùng GPS/GNSS ở mức chuyên nghiệp, và ngược lại, liệu rằng Android/iOS có phải là hệ điều hành dành cho người dùng GPS/GNSS ở mức sử dụng thông thường hay không? Để có được kết luận mang tính thực tiễn, dựa vào kiểu thiết bị cầm tay mà người dùng sẽ mua, chúng ta cùng xem xét ứng dụng xác định vị trí nào có thể là giải pháp để lựa chọn sử dụng?

Điện thoại thông minh. Ứng dụng bản đồ mới dành cho hệ điều hành iOS Apple có vẻ như sẽ trở thành ứng dụng có số lượng người sử dụng lớn nhất đã từng được giới thiệu.

Thiết bị dẫn đường GPS cá nhân (PND) liệu có kết thúc?

Trong thập kỷ vừa qua, chúng ta đã chứng kiến số lượng kỷ lục các thiết bị dẫn đường GPS cá nhân được bán ra trên khắp thế giới. Năm 2007, hãng Garmin đạt mức tăng trưởng hai và ba con số, hãng đã bán ra đến hơn 10 triệu thiết bị PND. TomTom bắt đầu đi lên từ con số không để trở thành anh hùng và cũng đã bán ra thị trường hơn 9.5 triệu thiết bị cũng trong năm đó. Trong kỷ nguyên vàng này, bất kỳ một công ty điện tử tiêu dùng nào cũng đều có ít nhất một nhóm chuyên trách kinh doanh PND. Đương nhiên, Garmin và TomTom đã chiếm vị trí hàng đầu, thách thức cả những gã khổng lồ trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng như Sony, Panasonic, Phillips, Hewlett-Packard. Trong thời kỳ thịnh vượng bậc nhất này, chính PND định hình thế giới GPS.

Đúng vào lúc đỉnh cao của kỷ nguyên bùng nổ tăng trưởng PND GPS, Apple giới thiệu thế hệ điện thoại thông minh đầu tiên – iPhone vào tháng 01/2007. Tại thời điểm này, đang có khoảng 17 triệu chiếc điện thoại thông minh trên thị trường. Hãng Nokia với hệ điều hành Symbian của mình đang dẫn đầu thị trường với khoảng 63% thị phần, Blackberry đã bắt đầu đi lên và là lựa chọn thứ hai trong dòng điện thoại thông minh, trong khi đó hệ điều hành Microsoft Windows Mobile chiếm khoảng 18%, còn hệ điều hành Adroid của Google vẫn chưa ra mắt trên thị trường.

Thị trường công nghệ phổ dụng có những điều thực sự đáng ngạc nhiên, tất cả những tiện ích phục vụ cho cá nhân luôn có những thay đổi nhanh chóng. Tới thời điểm hiện tại, hệ điều hành Android của Google đang thống trị thị trường điện thoại thông minh (con số tăng mạnh với hơn 144.4 triệu điện thoại thông minh đã được bán ra thị trường chỉ riêng trong Quý 1 năm 2012, theo số liệu của Gartner Research) với thị phần cho Android là 56.1%. iOS của Apple đứng tiếp theo với 22.9%, Symbian của Nokia rơi thảm hại từ vị trí dẫn đầu xuống thành tên tuổi không còn sức cạnh tranh với 8.6% thị phần, con số này cũng đã giữ Synbian của Nokia đồng hạng với những tên tuổi khác bao gồm RIM/BlackBerry 6.9%, Bada Samsung 2.7%, và Microsoft Windows Mobile 1.9%.

Như vậy xu hướng thị trường đã rõ, Android và iOS đang định hình rõ ràng sức mạnh của mình trước các nhà sản xuất khác. Vấn đề chỉ còn là ai trong số hai người khổng lồ này tạo ra những sản phẩm đặc biệt để lôi kéo người dùng khai thác ứng dụng định vị, bản đồ và dẫn đường mà thôi? Câu trả lời chắc chắn sẽ có trong thời gian ngắn.

Chức năng định vị, bản đồ và tính toán đơn giản có thể thấy ngay trên các ứng dụng của điện thoại thông minh.

Bên cạnh đó còn một số liệu thú vị khác nữa, đó là tất cả các máy điện thoại thông minh trong số 144.4 triệu chiếc được xuất khỏi các nhà máy trong ba tháng đầu năm 2012, không phụ thuộc vào hệ điều hành nào được sử dụng, tất cả đều mang theo máy thu GPS tích hợp trong, thông thường sẽ là chip xử lý của Broadcom, CSR/SiRF, u-blox, Qualcomm, hay Texas Instruments. Từ đó có thể thấy rõ vấn đề khó khăn cho Garmin và TomTom đang hiển hiện như thế nào. Nếu nhìn lại lịch sử thì những khó khăn mà Google và Apple đang gây ra cho Garmin và TomTom không khác gì những khó khăn mà Microsoft đã từng làm với NetScape thông qua sản phẩm Internet Explorer.

Thậm chí ngay cả khi tất cả các mức giá của PND GPS đều thấp, thì khó khăn với sản phẩm của Garmin và TomTom vẫn chất chồng, ví dụ với Navigator của Google, chất lượng cao, chức năng dẫn đường Turn-By-Turn trong đô thị giống như PND GPS, được cung cấp kèm theo điện thoại thông mình Android không tính phí. Apple cũng đi theo con đường đó, chỉ trong tháng trước, Apple đã giới thiệu ứng dụng Maps cũng tích hợp chức năng dẫn đường Turn-By-Turn trong đô thị cũng như thông tin về tình hình giao thông trong chế độ thời gian thực. Với hơn 100 triệu điện thoại iPhone hoạt động như các cảm biến giao thông, ứng dụng Maps của Apple đang trở thành ứng dụng bản đồ có số lượng người dùng lớn nhất từng được giới thiệu ra thị trường.

(Còn nữa)

Khi cần thêm thông tin chi tiết, Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ thư điện tử: info@anthi.com.vn

Xin chân thành cảm ơn!