BUILDING INFORMATION MODELING – BIM - Mô hình thông tin công trình – Giới thiệu và các phương thức tiếp cận (Phần 2)

Image Content

Liên minh các tổ chức xây dựng Arizona – Hoa Kỳ

Mô hình thông tin công trình BIM (Building Information Modeling) đã được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ đơn thuần xây dựng mô hình thiết kế, thi công, quản lý toà nhà thông minh, xây dựng hồ sơ hoàn công chính xác, BIM còn được triển khai trong những nhà máy lớn, ngành năng lượng, dầu khí, đóng tàu, xây dựng công trình, hầm mỏ … Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại BIM còn khá xa lạ tại Việt Nam, ngay cả đối với một trong những lĩnh vực trọng tâm và dễ tiếp cận nhất đó là xây dựng công nghiệp và dân dụng.

Nghe có vẻ hơi viển vông quá (fable)? Đây mới chỉ là tầm nhìn của BIM, thực tế BIM còn có tác dụng hơn thế nhiều, tuy nhiên chúng ta vẫn cần có thời gian để có thể đến được điểm BIM hoàn thiện. Hiện tại BIM đang tồn tại và phát triển từng bước cùng chúng ta, nhưng những hồi đáp tích cực đến từ các ngành công nghiệp ứng dụng lại mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Cần phải nhận thức một điểm rõ ràng rằng: muốn triển khai BIM bắt buộc chúng ta phải có tư tưởng cấp tiến hơn, nhân sự phải được đào tạo kỹ lưỡng, cần có những giải pháp phần mềm tương ứng để có thể bắt đầu và kết thúc chu trình của một dự án, quan trọng hơn cả là hệ thống quy định, luật pháp có liên quan cũng phải được điều chỉnh theo cho phù hợp.

Việc phối kết hợp các hạng mục triển khai lại không hề phức tạp, nó hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng ta, đặc biệt là trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin ngày nay BIM cũng không phải là chủ đề khó để nắm bắt, không quá nhiều bí mật ngay trong các bước phát triển tương lai. BIM và các bước phối hợp trong quá trình xử lý cần phải được cân nhắc như một quy trình chuẩn trong mỗi dự án. Không nhất thiết phải là hạng mục bắt buộc phải có trong dự án, nhưng việc sử dụng BIM giúp cho các bên liên quan đến dự án tham dự tốt hơn, cân nhắc để đưa ra những quyết định chính xác hơn đó mới thực sự là điểm quan trọng.

Hiện tại: Mô hình thông tin công trình BIM là phương pháp mà nhóm quản trị dự án thường kết hợp để phát triển mô hình của công trình cụ thể như toà nhà hay nhà máy, những mô hình này được nhóm quản trị dự án và những nhà quản lý trực tiếp, sử dụng cho những công việc diễn ra hàng ngày. Đây là một công nghệ hoặc một tập hợp của nhiều công nghệ có liên quan, hỗ trợ việc thể hiện các cấu trúc dưới dạng ba chiều đi kèm với các số liệu đo chi tiết. Bổ sung vào thông tin kích thước, mô hình BIM còn có thể được nhúng thêm thông tin có liên quan như những đặc điểm công năng của từng hợp phần đối tượng cấu thành. Nếu xét trong ngữ cảnh công nghệ hiện tại, rất nhiều các nhóm quản lý điều hành dự án đã xây dựng và chia sẻ các mô hình phục vụ cho mục đích cơ bản nhất là phối hợp triển khai. Hệ thống phần mềm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là các phần mềm hợp phần AutoCAD 3D, mô hình dự án sẽ được tạo ra từ đây và được các thành viên cùng chia sẻ và hợp tác triển khai dự án (có thể gọi đây là bước khởi đầu cơ bản của BIM). Thậm chí, chỉ phục vụ cho mục đích kết hợp các bộ phận tham gia triển khai dự án, nhưng những mô hình này cũng giúp giảm một cách đáng kể chi phí vận hành, trong một số trường hợp còn loại bỏ hoàn toàn chi phí, bởi có rất nhiều lỗi trong thiết kế, mua sắm vật liệu được phát hiện ra trước khi bắt đầu triển khai xây dựng trong thực tiễn. Một số lĩnh vực gọi đây là công nghệ thiết kế và xây dựng ảo VDC (Virtual Design and Construction). Sau khi các mô hình đã được phát triển và được sử dụng phối kết hợp trong triển khai, có thể chuyển qua một hình thái mới đó là hồ sơ hoàn công của dự án. Ở giai đoạn này các thành viên nhóm thiết kế và thi công sẽ phải dành thời gian cân nhắc lựa chọn đầu tư phần cứng, phần mềm và đào tạo nhân viên sử dụng BIM và các mô hình 3D trong một ứng dụng khác. Chủ đầu tư của các công trình cũng cần phải đầu tư những công nghệ tương tự và bắt đầu đào tạo nhân viên của mình để chuyển sang chế độ vận hành sử dụng và quản lý công trình thông qua các mô hình sau khi việc xây dựng hoàn tất. Với tốc độ phát triển nhanh của những công nghệ mới trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây dựng, chúng ta sẽ sớm nhìn thấy các mô hình 3D giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu giá thành trích xuất từ chính các mô hình (có thể gọi đây là dạng mô hình 5D). Chúng ta sẽ thấy tiến độ và kế hoạch triển khai, mặt bằng và số liệu đo, thực tiễn xử lý triển khai của các dự án xây dựng … cũng được trích xuất từ các mô hình (có thể gọi đây là dạng mô hình 4D). Như chúng ta đã thấy trong các phần trước, đây chắc chắn là bước chuyển đổi tất yếu và quan trọng trong các nhiệm vụ liên quan tới thiết kế, thi công xây dựng và quản lý các công trình, giống như một phương thức chuyên nghiệp và hiệu quả hơn rất nhiều cho các nhà thầu xây dựng, chủ sở hữu và đơn vị vận hành. (Còn tiếp)

Khi cần thêm thông tin chi tiết, Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ thư điện tử:  

info@anthi.com.vn