Số 44/2019: Trung Quốc phóng vệ tinh DBS-3 mới

Image Content

Tracy Cozzens – GPS World

Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam dịch và biên soạn.

Trung Quốc vừa phóng một vệ tinh mới bổ sung vào hệ thống dẫn đường vệ tinh BeiDou DBS (BeiDou Navigation Satellite System) từ Trung tâm Phóng tàu Vũ trụ Xichang thuộc tỉnh Sichuan vào hồi 17:43:04.482 UTC ngày 05/11/2019. Việc phóng vệ tinh DBS-3 được thực hiện bởi tên lửa đẩy Long March-3B, đây là vệ tinh thứ 49 trong gia đình vệ tinh GDS là vệ tinh thứ 24 của hệ thống vệ tinh DGS-3.

Vệ tinh BDS-3 mới được phóng lên quỹ đạo ngày 05/11/2019 này cũng nâng tổng số vệ tinh DBS-3 địa tĩnh có quỹ đạo nghiêng với quỹ đạo trái đất lên con số 3. Đây là lần phóng vệ tinh thứ 317 của tên lửa đẩy Long March trong suốt lịch sử phát triển.

Vệ tinh BDS-3 mới và tên lửa đẩy Long March-3B cùng được triển khai bởi sự phối hợp của hai đơn vị gồm Viện Nghiên cứu Công nghệ Không gian Trung Quốc và Viện Nghiên cứu Công nghệ Tàu phóng Trung Quốc, cả hai đều trực thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Không gian Trung Quốc. Theo kế hoạch Trung Quốc sẽ tiếp tục phóng 6 (sáu) vệ tinh GDS-3 để hoàn chỉnh hệ thống vệ tinh toàn cầu của mình.

 

Vệ tinh BeiDou mới được phóng lên từ Trung tâm Phóng tàu Vũ trụ Xichang thuộc tỉnh Sichuan vào hồi 17:43:04.482 UTC ngày 05/12/11/2019 (Ảnh: Liu Xu/Xinhua).

“KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN! KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LẶP LẠI!”

Dana Goward – GPS World

Trả lời về những gợi ý liên quan tới sự cố ngưng cung cấp dịch vụ của hệ thống Galileo xảy ra vào mùa hè vừa qua và những ảnh hưởng khi “Sự cố này xảy ra”, quan chức cao cấp của Uỷ ban Châu Âu EC một lần nữa chính thức nhấn mạnh và gọi rằng đây là sự cố “Không thể chấp nhận được” và khẳng định “Sẽ không được phép lặp lại”.

Những bình luận được đưa ra bởi ông Pierre Delsaux trong phiên hỏi đáp do Cộng đồng Châu Âu tổ chức trong khuôn khổ sự kiện “Chính sách không gian Châu Âu: Những xu thế của tương lai”. Đây là sự kiện được tổ chức song song với hội thảo quốc tế trong lĩnh vực không gian vũ trụ được tổ chức hàng năm tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ.

Delsaux là Phó Tổng Giám đốc Uỷ ban Châu Âu chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực quốc phòng và không gian. Trong phần trình bày của mình, Delsaux đã mô tả những thành công trong một số lĩnh vực sáng tạo, ứng dụng của hệ thống Galileo trong lĩnh vực dân sự và khả năng mang lại lợi ích cho thế giới của chương trình Galileo.

So sánh các lời giải chỉ sử dụng các bản tin định vị dẫn đường từ hệ thống vệ tinh Galileo và các bản tin IGS tại thời điểm phát sinh sự cố (Ảnh: Politecnico di Tỏino and LINKS Foundation).

Những bình luận của Delsaux cũng nêu bật sự khác biệt về mặt nguyên lý giữa hệ thống Galileo với các hệ thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh GNSS khác bao gồm cả việc hệ thống Galileo được xây dựng, phát triển và vận hành hoạt động hoàn toàn bởi một tổ chức dân sự. Với độ chính xác phép định vị đạt 20cm, Galileo vượt xa so với các hệ thống GNSS khác ông Delsaux nói, đồng thời các tín hiệu của Galileo đều có thể được xác lập quyền và đạt độ tin cậy cao.

Trong phiên hỏi đáp, Delsaux cũng nhận được nhiều chất vấn từ báo giới liệu có nghi vấn gì liên quan tới khủng bố đối với sự cố hệ thống Galileo ngưng hoạt động trong một thời gian dài. Giới truyền thông của Châu Âu cũng đưa ra những nhận định không mấy thiện cảm về việc chậm công bố thông tin, không minh bạch khi sự cố xảy ra, việc liên lạc với các bên bị hạn chế và sự thiếu vắng hệ thống dự phòng mặt đất khi hệ thống không gian ngưng hoạt động. Từ chối trả lời nhiều câu hỏi, Delsaux cho biết: “Châu Âu hoàn toàn không mong muốn những tình huống tương tự và đây là sự cố không thể chấp nhận được” và kết luận “Sẽ không bao giờ xảy ra trong tương lai”.

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn