Số 38/2018: Chuyện hậu trường vụ giải cứu đội bóng đá nhí Thái Lan - GIS hỗ trợ nhiệm vụ cứu nạn tại hang Tham Luang Nang Non - Số 4

Image Content

Theo GIM Magazine

Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam dịch và biên soạn.

Các nhiệm vụ mà những nhà địa chất và chuyên gia GIS đã thực hiện để tạo ra các bản đồ hữu ích phục vụ cho toàn bộ quá trình khắc phục thảm hoạ khá lớn, mặc dù khó so sánh được với những nhiệm vụ khác được triển khai trên thực tiễn, nhưng tất cả chúng ta đều nhận thấy rõ ràng rằng hệ thống thông tin địa lý, các bản đồ địa chất và cấu trúc hang động là một phần vô cùng quan trọng và cần thiết trong toàn bộ chiến dịch giải cứu” Tiến sỹ Somsak Wathanaprida, Giám đốc Cục Môi trường Địa chất, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Thái Lan phát biểu.

Các hoạt động khoan đã bị huỷ bỏ trong chiến dịch giải cứu sau khi nhóm hiện trường cân nhắc quyết định phương án đưa các thành viên đội bóng nhí và huấn luyện viên ra ngoài bằng phương án sử dụng các nhóm lặn.

GIÁM SÁT MỰC NƯỚC VÀ TỔNG LƯỢNG MƯA

Theo các bản tin dự báo thời tiết thì trời sẽ tiếp tục mưa trên khu vực trong quá trình triển khai chiến dịch. Sau khi xây dựng hai đập và các đường ống chuyển hướng dòng nước trên cả hai đầu bắc và nam của hang, lượng nước và mực nước trong lòng hang đã được theo dõi giám sát liên tục.

Số liệu tính toán tổng lượng mưa được cung cấp từ 4 trạm quan trắc lắp đặt bởi Trung tâm Công nghệ Máy tính và Điện tử Quốc gia Thái Lan NECTEC. Số liệu lượng mưa một tuần trước đó được tải về từ trang chủ của Viện Thông tin Nông nghiệp và Thuỷ văn Thái Lan. Toàn bộ thông tin thời tiết do Cục Khí tượng Thái Lan cung cấp. Thông tin mực nước được cung cấp bởi nhóm thực địa DMR và các nhân viên cứu hộ triển khai nhiệm vụ liên tục trong lòng hang.

Mực nước trong hang được quan trắc và thông báo liên tục bởi các nhóm làm việc trong lòng hang. Các chuyên gia của DMR, GIS và ESRI Thái Lan sử dụng phần mềm ArCGIS để mô hình hoá tổng lượng nước mưa trên toàn bộ khu vực diện tích bề mặt nơi mà hang phân bố bằng cách sử dụng mô hình toán học trọng số khoảng cách IDW-Inverse. Mô hình này sử dụng các phương pháp nội suy không gian để ước đoán mật độ và tổng lượng mưa trên một khu vực diện tích nhất định, cũng chính mô hình này đã giúp cho các đơn vị tham gia chiến dịch giải cứu nhận rõ rằng độ sâu mực nước sẽ giảm đi một cách rõ rệt kể từ sau ngày 04/07.

Có thể tóm tắt lại một cách đơn giản, bằng cách áp dụng kỹ thuật thông tin địa lý GIS đã giúp cho các nhà chuyên môn thu thập thông tin và tổng hợp các tập hợp số liệu địa hình và địa chất mới; nội suy và trích xuất thông tin liên quan tới hệ thống hang động; phân tích các mặt cắt lòng hang; tính toán các yếu đố địa hình và thuỷ văn; xác định chính xác vị trí nguồn nước chảy vào trong hang; thiết kế phương án chuyển đổi dòng chảy; giám sát mực nước và tổng lượng nước mưa; hiểu rõ địa hình cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên trong khu vực bằng các mô hình hiển thị 3D trực quan; đồng thời cung cấp bản đồ và số liệu tới cho các nhóm hành động trên thực địa tham gia vào chiến dịch giải cứu.

Kết quả mô hình hoá và phân tích dòng chảy thể hiện lưu vực thoát nước khu vực phía nam lớn hơn phía bắc. Hình A thể hiện thể tích dòng chảy từ phía nam lớn hơn so với từ phía bắc. Hình B thể hiện dòng chảy ở Ban Pha Hee.

“Ở đây không chỉ đơn thuần là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mà một phần khác cũng rất quan trọng đó chính là kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, sự hy sinh cao cả và lòng nhiệt thành đến từ trái tim khi tham gia vào một nhiệm vụ khó khăn như chiến dịch giải cứu này. Tại thời điểm này khi tất cả các cầu thủ nhí và huấn luyện viên đã được giải cứu an toàn, chúng ta có thể nói rằng đây là khoảng khắc kỳ diệu khi những gì không thể đã trở thành có thể”, Ông Chanist phát biểu.

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn