Số 21/2017: Triển khai ứng dụng thiết bị bay chụp ảnh không người lái UAVER AVIAN RTK/PPK tại Việt Nam (Phần cuối)

Image Content

Nhóm kỹ thuật – Công ty TNHH ANTHI Việt Nam 

Trong phần trước, chúng tôi đã gửi tới Quý Độc giả những mô tả cơ bản nhất về quy trình vận hành hệ thống bay chụp ảnh không người lái UAVER Avian RTK/PPK. Điều làm nên thành công đặc biệt cho khóa huấn luyện lần này là mặc dù trong điều kiện thời tiết diễn ra phức tạp sương mù dày đặc, sức gió đo được trong ngày tầm sát mặt đất có lúc trên cấp 4, ước tính đạt đến cấp 6 ở độ cao gần 300 mét. Nhưng nhờ vào sự hướng dẫn, đào tạo từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng với sự tập trung, nghiêm túc nắm bắt quy trình và thực thành nhuần nhuyễn những kỹ năng ngay từ đầu khóa huấn luyện, nên các học viên dù lần đầu tiên được trải nghiệm thực tế với một hệ thống UAV RTK/PPK tích hợp toàn diện đã thể hiện tinh thần làm việc nhóm chuyên nghiệp, tuân thủ tuyệt đối qui định an toàn bay, đã không mấy khó khăn vượt qua các bài kiểm tra kỹ lưỡng, chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn quốc tế trước sự giám sát, thẩm định của Chuyên gia cũng như Ban lãnh đạo Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.


Dưới đây là kết quả xử lý số liệu được thực hiện bởi chính các học viên tham gia và tốt nghiệp khóa huấn luyện.

E. MỘT SỐ KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỂN HÌNH

Phần mềm chuyên dụng cho thành lập bản đồ: Agisoft Photoscan

   1. Ghép ảnh tổng thể – Xuất ảnh trực giao 

Trên phần mềm Agisoft Photoscan, nhập toàn bộ dữ liệu ảnh kèm tọa độ tâm ảnh đã chuyển đổi về hệ tọa độ VN2000 vào chương trình làm việc. Sau quá trình xử lý tự động, phần mềm sẽ cho ra kết quả là bản đồ ảnh tổng thể khu vực đã bay chụp với độ chính xác cao.



   2. Thành lập Mô hình số độ cao (DEM – Digital Elevation Model)

Sau khi có dữ liệu bản đồ ảnh tổng thể đã nắn ghép hoàn chỉnh, phần mềm Agisoft PhotoScan sẽ chuyển qua bước thành lập DEM.


   3. Thành lập Mô hình bản đồ đám mây điểm 3 chiều (3D Pointcloud Model)

Phần mềm Agisoft Photoscan cho phép người dùng thành lập mô hình bản đồ đám mây điểm dựa trên kết quả dữ liệu bản đồ ảnh tổng thể đã được nắn ghép hoàn chỉnh.

Trong mô hình này toàn bộ địa hình, địa vật và các đối tượng trên mặt đất được chuyển thể sang dạng hình khối được tập hợp từ hàng chục hay hàng trăm triệu điểm nhỏ, mỗi điểm này được mang thông số X,Y,Z theo đúng hệ tọa độ VN2000.


F. KẾT LUẬN

Từ các kết quả đạt được, có thể đánh giá hệ thống Avian RTK/PPK hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu thực tiễn trong việc ứng dụng thành lập bản đồ tại Việt Nam. Ngoài khả năng tích hợp công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, cung cấp dữ liệu độ chính xác cao, Carbon-Baser (UAVER) còn mang đến cho người sử dụng những tùy chọn cấu hình với giá thành phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể. Bên cạnh đó hệ thống các giải pháp của Hãng hoàn toàn tương thích với nền tảng cơ sở dữ liệu bản đồ số, hệ thống thông tin địa lý hiện có tại Việt Nam.

Mặc dù về mặt thiết kế công nghệ bay chụp ảnh mặt đất không người lái vẫn còn một số điểm cần bổ sung, đặc biệt khả năng nâng cao độ chính xác hơn nữa từ quy trình tính toán loại bỏ các sai số gây bởi nguyên lý tạo ảnh hình học hay chất lượng phân tích, nhận diện ảnh, nhưng với khả năng triển khai trên diện rộng, thời gian bay chụp ảnh nhanh chóng, hiệu quả trên nhiều dạng địa hình phức tạp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người lao động, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng việc ứng dụng công nghệ UAV trong lĩnh vực trắc địa, bản đồ đã trở thành xu thế phát triển tất yếu trong thời đại hiện nay.

Kính mời Quý Độc giả quan tâm đón đọc Bản tin Công nghệ Số 22 năm 2017 dưới tiêu đề “GALILEO khởi động dịch vụ tìm kiếm cứu nạn SAR”.

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn