Số 15/2023: NHÀ ĐO ĐẠC 4.0 - NHỮNG KỸ NĂNG KỸ THUẬT NÀO CẦN PHẢI CÓ? – Số 2

Image Content

Rudolf Staiger – Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.

 

 

 

 

Hình 2. Bốn cuộc cách mạng công nghiệp trong mối liên hệ với bốn giai đoạn khác nhau của các thiết bị phục vụ chuyên ngành đo đạc.

GIAI ĐOẠN ĐA CẢM BIẾN

Giai đoạn đa cảm biến được xác định bắt đầu vào khoảng năm 1990 với sự xuất hiện lần đầu tiên của máy thủy chuẩn số, lần đầu tiên của các máy thu GPS khả dụng trong lĩnh vực dân sự và lần đầu tiên của máy toàn đạc điện tử chỉ cần một người vận hành. Trong nhng năm đầu tiên ấy, cuộc đua kỹ thuật công nghệ diễn ra liên tục giữa hai nền tảng đo đạc gồm sử dụng kỹ thuật đo cạnh góc và kỹ thuật định vị toàn cầu bằng vệ tinh (với tên gọi chung trước đây là GPS). Ngày nay cuộc cạnh tranh này đã đến hồi kết, các máy thu tín hiệu vệ tinh GNSS thường được sử dụng kết hợp với máy toàn đạc điện tử. Hơn 30 năm qua, ngành đo đạc bản đồ đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc về khoa học, kỹ thuật và công nghệ cùng với đó là những thiết bị mới được giới thiệu trên thị trường, và đặc biệt trong kỷ nguyên mới này, cuộc chạy đua về kỹ thuật công nghệ vẫn đang diễn ra từng ngày (xem trong Hình 3).

Nhìn về tổng thể, tất cả các thiết bị đã trở nên đặc biệt hiệu quả hơn so với trước đây, độ chính xác cao hơn và mềm dẻo hơn nhiều trong ứng dụng. Tính hiệu quả được đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh và tiêu chí khác nhau, ví dụ thời gian để thực hiện một phép đo đơn, khoảng cách mà các máy đo có khả năng thực hiện, số lượng phép đo thực hiện được sau mỗi lần nạp điện lại cho pin trong, cũng như những đòi hỏi về kỹ năng mà người vận hành cần được trang bị để thực hiện được những phép đo chất lượng cao. Cùng với đó, một điểm khác cũng rất cần lưu tâm đó chính là sự tiện dụng mà thiết bị mang lại cho người dùng, hay nói cách khác là đòi hỏi nỗ lực của người dùng trong quá trình vận hành thiết bị như thiết bị có kích thước nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn, các phụ kiện đi kèm thông minh và thuận tiện hơn đơn cử như gương đo và chân máy. Thêm nữa, chi phí giá thành cần theo xu hướng giảm, không chỉ đơn thuần là chi phí tài chính khi đầu tư mà còn là thời gian cần thiết để đào tạo đội ngũ vận hành.

XỬ LÝ PHÉP ĐO – QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI

Trong quá khứ, người vận hành các thiết bị đo đạc được gọi chung là “người đo” bởi họ là người ảnh hưởng trực tiếp tới các phép đo và chất lượng của chúng. Người vận hành (người đo) các thiết bị đo thủy chuẩn quang học hay kinh vỹ là những người có đôi mắt tinh tường, chịu đựng thời tiết tốt và có kinh nghiệm trong tính toán số liệu bằng tay (hoặc máy tính bấm tay). Cho tới khoảng 100 năm trước đây, họ cũng chính là những người có kỹ năng rất tốt về cơ khí. Người đo đọc số liệu các phép đo thô và tiến hành loại bỏ ảnh hưởng do sai số của thiết bị bằng cách tính toán lại các tham số theo các mô hình và tiến trình đã được xác định rõ ràng từ trước (ví dụ các phép đo hai mặt, đo vòng lặp, đo giao hội, đo khép tam giác). Chính vì vậy quá trình tính toán bình sai này không chỉ giảm thiểu những sai số do chính người đo gây ra, mà còn giúp bảo đảm kiểm soát một cách hiệu quả những bất thường, sai số và lỗi trong quá trình tính toán xử lý số liệu. Ở thời điểm hiện tại, người vận hành các thiết bị không chỉ đơn thuần là người đo mà họ cũng chính là những người sử dụng thành tho các loại máy tính xách tay với các cảm biến hình học cao cấp khác, lắp đặt trạm máy trên thực địa chỉ là phần công việc nhỏ, họ cũng không còn ảnh hưởng trực tiếp tới các phép đo nữa – đó chính là sự khác biệt rất lớn về kỹ thuật và công nghệ.

Hình 1. Quá trình phát triển kỹ thuật của các loại máy toàn đạc điện tử và máy thu tín hiệu toàn cầu bằng vệ tinh GNSS trong 30 năm qua.

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn