Số 12/2017: 2017 – Con đường cung cấp dịch vụ định vị toàn cầu của BEIDOU

Image Content

Li Wang, Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế, Văn phòng định vị dẫn đường vệ tinh Trung Quốc

ANTHI dịch và biên soạn  

TIẾP TỤC XÂY DỰNG – Trong tháng 3/2016, thêm một vệ tinh BDS IGSO (Inclined Geo-Synchronous Orbit) được đưa lên quỹ đạo và tháng 6/2016 thêm một vệ tinh GEO (Geo-Synchronous Orbit). Hai vệ tinh này trở thành các vệ tinh BDS thứ 22 và 23 góp phần nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ trên bình diện toàn cầu. Các vệ tinh BDS trên quỹ đạo được duy trì hoạt động liên tục và ổn định, đồng thời năng lực hoạt động của các dịch vụ BDS mở đã được cải thiện một cách đáng kể. Chỉ số về mức độ khả dụng và tính liên tục đã vượt qua con số 99.9% đảm bảo đáp ứng yêu cầu đề xuất của tất cả các hệ thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh ở mức 95% và 99.5%.

Nhiệm vụ triển khai chùm vệ tinh BDS toàn cầu đã được xử lý liên tục. Năm vệ tinh BDS thế hệ mới đã được phóng thành công lên quỹ đạo, cấu trúc tín hiệu cũng được điều chỉnh, khả năng kết nối chéo, đồng hồ trên vệ tinh có độ chính xác cao hơn cùng với đó là rất nhiều kỹ thuật công nghệ mới được triển khai trên các vệ tinh này. Các kết quả thử nghiệm cho thấy một cách rõ ràng khả năng liên kết của hệ thống, kết nối giữa các dạng thức vệ tinh cấu thành (IGSO, GEO …), độ chính xác ước định của quỹ đạo vệ tinh được tăng cường tới hơn 50%, khả năng duy trì độ chính xác yếu tố thời gian cũng được nâng cấp khoảng 60% dựa trên khả năng kết hợp chéo.

Hợp phần xây dựng hệ thống hiệu chỉnh cũng đang được thúc đẩy. Lưới các trạm tham chiếu trên bình diện quốc gia đã được xây dựng phủ trùm gần như toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, cơ sở hạ tầng kết nối cũng đã được hoàn tất. Năng lực hoạt động của toàn bộ hệ thống đang được thử nghiệm kiểm tra, bao gồm cả các dịch vụ hiệu chỉnh thời gian thực trên diện rộng với độ chính xác ở mức mét và dm, khu vực Thủ đô Bắc Kinh dịch vụ hiệu chỉnh thời gian thực có độ chính xác lên tới cm, đồng thời hệ thống cũng cung cấp dịch vụ số liệu phục vụ cho các bước tính toán xử lý sau với độ chính xác lên tới mm.

Đối với hợp phần hiệu chỉnh tăng cường độ chính xác trên diện rộng dựa vào các vệ tinh SBAS (Satellite Based Augmentation System), BDS hiện đang tham gia một cách tích cực và chủ động trong quá trình thiết kế và hợp tác quốc tế để tạo ra chùm vệ tinh SBAS chuẩn đa tần số thế hệ kế tiếp DFMC (Dual Frequency Multiple Constellation). Buổi họp liên ủy ban IWG SBAS lần thứ 30 đã được tổ chức thành công tại Trung Quốc. Toàn bộ tài liệu đề xuất “Phát triển của BDS và các ứng dụng tiềm năng dựa trên nền tảng các hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường đa tần số” đã được cung cấp cho Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc CAAC ngay trong buổi họp lần thứ 39 của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ICAO. Điều này minh chứng một cách rõ ràng cam kết của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc trong việc xây dựng hệ thống hiệu chỉnh BDSBAS. Đồng thời việc phát triển các ứng dụng  trên nền tảng các vệ tinh SBAS của Trung Quốc cũng được quảng bá rộng rãi tại Trung Quốc và thế giới.

CÁC ỨNG DỤNG CỦA BDS – Với việc nâng cấp một cách mạnh mẽ khả năng cung cấp dịch vụ của BDS, các ứng dụng thực tiễn của hệ thống cũng được phát triển một cách nhanh chóng, tại Trung Quốc hiện đã hình thành chuỗi giá trị ngành liên quan tới BDS với sự xuất hiện có nhiều công ty nghiên cứu chế tạo thiết bị, sản xuất thiết bị đầu cuối, cung cấp các dịch vụ và các giải pháp ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

Lĩnh vực thiết kế chế tạo bộ xử lý BDS cũng được nâng cấp cả về chất lượng và số lượng. Rất nhiều nỗ lực đã được triển khai để tạo ra các sản phẩm cũng như ứng dụng tốt hơn nữa các khả năng của hệ thống vệ tinh BDS. Thị trường ứng dụng dân dụng tại Trung Quốc đã bùng nổ một cách mạnh mẽ trong năm 2016, sản phẩm ngành công nghiệp định vị dẫn đường vệ tinh của Trung Quốc tăng mạnh đẩy doanh thu toàn thị trường vượt 190 tỷ nhân dân tệ (khoảng 28 triệu USD) trong năm 2015, trong đó BDS chiếm khoảng 30%. Hơn thế nữa các sản phẩm liên quan tới hệ thống BDS do các hãng Trung Quốc thiết kế chế tạo đã được xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia, các ứng dụng và dịch vụ điển hình đã xuất hiện tại 30 quốc gia nằm dọc vành đai kinh tế tơ lụa SREB và con đường hàng hải tơ lụa thế kỷ 21 CMSR.

CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ - BDS tiếp tục triển khai các chương trình trao đổi phối hợp song phương và đa phương trên quan điểm mang tính nền tảng “BDS là hệ thống được phát triển bởi Trung Quốc nhưng sẽ là hệ thống riêng cho toàn thế giới”.

Để có thể cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người sử dụng trên toàn thế giới, BDS thực hiện các chương trình trao đổi và phối hợp với các hệ thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh khác dựa trên khái niệm tương thích, kết hợp hoạt động và giám sát đánh giá, chia sẻ nguồn tần số tín hiệu, các hệ thống hạ tầng phục vụ hiệu chỉnh … Đồng thời chúng tôi cũng đẩy mạnh việc triển khai phối hợp phát triển ứng dụng với các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các thành viên của khối ASEAN và các quốc gia Arab LAS, với mục đích mang đến nhiều lợi ích hơn nữa cho người sử dụng. Trong lĩnh vực hợp tác đa phương, BDS tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Ủy ban quốc tế về các hệ thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh ICG, Ủy ban quốc tế sử dụng không gian vì hòa bình COPUOS, các trường đại học cũng như phòng nghiên cứu trên khắp thế giới để tổ chức các buổi làm việc, hội thảo và trao đổi thông tin liên quan tới hệ thống BDS.

NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN – Tài liệu kỹ thuật liên quan tới BDS đã được công bố vào tháng 6/2016 trong đó cũng nêu rõ định hướng phát triển tương lai của BDS, tài liệu hiện đặt tại trang chủ chính thức của BDS: www.beidou.gov.cn. Nội dung chính bao gồm: Cung cấp dịch vụ mở miễn phí cho người sử dụng trên toàn thế giới; tiếp tục nâng cấp khả năng hoạt động, năng lực cung cấp cũng như chất lượng dịch vụ; quảng bá các ứng dụng tương thích với các hệ thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người sử dụng; công bố thông tin liên quan tới BDS một cách công khai; bảo vệ dải tần số dẫn đường vô tuyến bằng vệ tinh tuân thủ theo luật và loại bỏ tất cả những hành động cố tình phá hoại gây ảnh hưởng can nhiễu; nâng cấp các ứng dụng của BDS; phối hợp phát triển các ứng dụng quốc tế; chủ động triển khai các chương trình hợp tác trao đổi quốc tế; chủ động tham gia vào hợp tác đa phương trong lĩnh vực định vị dẫn đường vệ tinh để đảm bảo BDS phát triển theo chuẩn mực quốc tế.

Tài liệu về kiểm soát điều khiển giao diện tín hiệu định vị dẫn đường của các vệ tinh BeiDou phiên bản 2.1 cũng được công bố chính thức vào tháng 11/2016 với mục đích chuẩn hóa toàn bộ quy trình xử lý tín hiệu, tài liệu chuẩn hệ thống vệ tinh dẫn đường BeiDou phiên bản 1.0 cũng đã được ban hành cùng thời điểm, số liệu của các vệ tinh BDS cũng đã nằm trong định dạng chuẩn trả đổi số liệu độc lập RINEX phiên bản 3.03 được chấp thuận bởi Ủy ban Kỹ thuật vô tuyến hàng hải phần dịch vụ GNSS RTCM SC-104

THEO ĐUỔI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN – Trong năm 2017, sẽ có ba đến bốn lần phóng vệ tinh BeiDou lên quỹ đạo. BDS sẽ cung cấp các dịch vụ cơ bản phủ trùm hai vùng tơ lụa SREB và CMSR21 vào cuối năm 2018 và đủ khả năng cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới vào cuối năm 2020.

BDS sẽ tiếp tục nâng cấp lưới các trạm tham chiếu quốc gia và tăng cường độ chính xác cũng như khả năng cung cấp dịch vụ hiệu chỉnh. Mật độ tối ưu của các trạm tham chiếu trong lưới chiếu quốc gia sẽ được xây dựng hoàn chỉnh vào cuối năm 2018, đảm bảo khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu chỉnh vị trí thời gian thực trên diện rộng trên toàn lãnh thổ Trung Quốc với độ chính xác đạt mức mét và dm, thậm chí sẽ đạt tới mức cm ở một số khu vực trọng điểm.

BDS sẽ tiếp tục triển khai công tác thiết kế, hiệu chỉnh và xây dựng hệ thống SBAS tuân thủ theo các tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO. Vệ tinh GEO BDSBAS sẽ được phóng vào khoảng năm 2018. Các dịch vụ hiệu chỉnh trên nền tảng vệ tinh SBAS phủ trùm lãnh thổ Trung Hoa và các quốc gia lân cận sẽ bắt đầu từ năm 2020, cung cấp các dịch vụ CAT-I phục vụ cho người sử dụng trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Trung Quốc cũng sẽ xây dựng chiến dịch quảng bá mạnh mẽ cho hệ thống định vị dẫn đường và thời gian (PNT) dựa trên nền tảng hệ thống BDS, phấn đấu để sớm công bố hệ thống PNT quốc gia với chuẩn thống nhất, phủ trùm kín lãnh thổ, đảm bảo an ninh an toàn và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động vào cuối năm 2030, đồng thời cũng sẽ cải thiện năng lực cung cấp thông tin không gian một cách liên tục.

KẾT LUẬN – BDS sẽ đóng góp phần quan trọng vào việc phát triển mạnh mẽ chùm vệ tinh dịch vụ định vị dẫn đường hiện hữu, tiếp tục cải thiện năng lực hoạt động, hoàn chỉnh các cam kết dịch vụ, phát triển và tối ưu các ứng dụng để GNSS ngày càng đi sâu hơn nữa vào trong cuộc sống, phục vụ cho thế giới và mang đến nhiều lợi ích cho nhân loại.

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư info@anthi.com.vn

Kính mời Quý Độc giả quan tâm đón đọc Bản tin Công nghệ Số 14 năm 2017 liên quan tới công bố chính thức của hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Galileo với tiêu đề “Galileo chính thức cung cấp dịch vụ”