Số 02/2023: Các kỹ thuật bản sao số có đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị hay không ? - Số 3

Image Content

Ville Lehtola, Markku Markkula – Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.

CHUYỂN ĐỔI SỐ

Chuyển đổi số là quy trình mang lại nhiều lợi ích cho sự thay đổi của khu vực đô thị. Đối với Espoo là ví dụ, chuyển đổi số có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình xử lý trong công tác quản trị hành chính trung tâm và trong khối các đơn vị khác của thành phố. Quá trình chuyển đổi số cũng đã thể hiện những kết quả mang dấu ấn đột phá và tiềm năng hỗ trợ để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững SDG của Liên hợp quốc (UN Sustainable Development Goals). Xuất phát từ những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, Cộng đồng Châu Âu hiện đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số đối với các chương trình của Châu Âu.

Mặc dù vậy, một hợp phần ít có sự thay đổi nhất lại tồn tại ngay bên trong động lực của chuyển đổi số đó chính là hợp phần ICT - được sở hữu và quản trị bởi chính nhân lực ICT. Các quy trình xử lý của ICT thường đóng kín bên trong một nhóm sở hữu. Mỗi đô thị đều có phòng ICT riêng được trang bị các công cụ ICT chuyên môn, ở đó tồn tại nguồn thông tin và những lợi ích mà thông tin mang lại và mặc nhiên các chuyên gia tại đây làm việc có tính độc lập cao. Hệ quả của nó chính là sự thiếu hụt khả năng tích hợp thông tin vào với các công cụ sử dụng chung phục vụ cho tất cả quá trình quy hoạch và phát triển đô thị. ICT chưa thực sự được sử dụng hết thế mạnh vào các ứng dụng và lợi ích mở rộng: Cho phép liên kết quy hoạch giữa các chức năng khác nhau. Bản sao số đô thị được kỳ vọng sẽ đảm nhiệm vai trò này, theo đó ICT hoạt động với chức năng như một công cụ để nhiều tổ chức quản lý nhà nước tham gia – không chỉ trong các trường hợp quản lý nhà nước truyền thống mà còn bao gồm tất cả các mức cấu thành hoạt động trong nội tại quản lý đô thị để các hoạt động trở nên hiệu quả hơn so với trước đây.

Một bước cực kỳ quan trọng làm cho bản sao số đô thị trở nên hữu dụng đối với những người không rành về công nghệ thông tin cũng như chưa làm quen với chuyển đổi số. Ví dụ với quy hoạch đô thị, nó buộc phải bao gồm tất cả mọi thành phần tham gia. Trong quá khứ, hiện tại và tương lai quy hoạch phải được thể hiện dưới hình thức có thể hiểu được đối với số đông. Tầm nhìn đối với cư dân sinh sống trong đô thị buộc phải chuyển hóa thành hành động của từng cá nhân. Nó phải được chuyển hóa thành một câu chuyện diễn tiến liên tục của sự vật hiện tượng đã từng và sẽ như thế nào, với những bước đi kế tiếp được xác định rõ ràng và chắc chắn. Điều này đòi hỏi yếu tố con người trong quá trình thiết kế mối tương giao giữa bản sao số và giao diện thuận tiện dễ hiểu thông qua quá trình chuyển đổi số thể hiện trong môi trường trực quan. Và chỉ khi đó các hệ thống bản sao số đô thị mới trở nên hiệu quả trong quá trình hỗ trợ ra quyết định liên quan tới đô thị tương lai.

CÁC HỆ SINH THÁI CÓ THỂ QUẢN LÝ

Quy hoạch lấy con người làm trung tâm, khác nhiều so với quy hoạch lấy ICT làm trung tâm, đó sẽ là câu chuyện đặc biệt thành công của bản sao số đô thị. Quy hoạch lấy con người làm trung tâm cho phép quản trị toàn bộ hệ sinh thái, liên kết với tất cả các thành phần tham gia. Đó chính là cách thể hiện của một khu vực trong đô thị thông minh: Là một hệ sinh thái ở quy mô có khả năng quản lý. Tại Espoo, có hai khu vực tiên phong đi theo phương thức phát triển này – Một khu vực đã được đề cập trong Bản tin trước Otaniemi-Tapiola-Keilaniemi và Kera – cả hai khu vực này đều có diện tích vài cây số vuông.

Ban đầu Kera là quận khu vực đô thị đơn chức năng – đây là khu vực kho vận gồm kho bãi và các ngành khác đặc biệt là vùng ưu tiên cho lĩnh vực công nghệ cao (ví dụ như trung tâm nghiên cứu Nokia với địa điểm thử nghiệm 5G). Sau khi định hướng lại, quy trình xử lý quy hoạch phát triển của quận này đã được chuyển đổi thành quận đô thị đa chức năng phục vụ rộng rãi các tổ chức dẫn đầu của Châu Âu trong quá trình triển khai thành công mô hình kinh tế tuần hoàn và kết hợp mô hình chuyển đổi số. Các mục tiêu được xác định cụ thể cho khu vực này, điển hình như tối ưu hóa nguồn lực phục vụ đô thị, tái xử lý chất thải, thu dọn tuyết mùa đông, tối ưu hóa vị trí các hợp phần cấu trúc hạ tầng đô thị khác nhau và tương thích với công năng của các hợp phần khác. Nền tảng của hệ sinh thái này chính là CaaS. Bất kỳ bước xử lý nào tạo ra sự thay đổi đều phải chuyển sang dạng thức mô tả được tồn tại ngay trong nền tảng CaaS. Những sự thay đổi này đòi hỏi các cá nhân ở những tổ chức khác nhau và các phân hệ quản trị đô thị phải tham gia, sự tham gia này trở nên hữu hình nếu quy trình xử lý thay đổi thức tỉnh mọi người chủ động và mong muốn tham gia một cách có trách nhiệm bởi chính họ là những người có ảnh hưởng tới quy trình xử lý tạo thay đổi này. Các kỹ thuật bản sao số cần phải đáp ứng được không gian tham gia của mọi người trong các quy trình xử lý này.

KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ LIÊN QUAN

Các kỹ thuật bản sao số có hai nguồn cấp cơ bản. Thứ nhất đó là các kỹ thuật mô hình thông tin công trình xây dựng BIM (Building Information Modelling) được phát triển trong quá trình thiết kế xây dựng từng tòa nhà đơn lẻ và có thể mở rộng để mô tả lại toàn bộ các khu vực đô thị. Thứ hai đó là các hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) khởi điểm từ các bản đồ 2D hướng đến các mô hình 3D và không chỉ là các cảnh quan từng phần mà còn bao gồm tất cả khu vực đô thị. Trích lọc những gì tốt nhất từ cả hai hợp phần nêu trên – tuân thủ theo các tiêu chuẩn, phương pháp và số liệu để hình thành cách thức tốt nhất tạo nên các bản sao số đô thị. Có thể nói rằng, trong khi cả BIM và GIS đều chỉ mang đến các mô hình 3D, thì bản sao số còn làm được nhiều hơn thế. 

 Hình 3: Thuật toán AI tự động phân loại đối tượng từ tập hợp số liệu phức tạp.

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn