Nghiên cứu số liệu GPS xác định siêu động đất Chilê có tâm chấn lệch 40Km

Image Content

Bằng cách sử dụng số liệu thu được từ hơn 20 trạm GPS cố định, các nhà nghiên cứu khoa học tại Pháp đã xác định lại tâm chấn của siêu động đất cường độ 8.8 độ richter. Siêu động đất xảy ra vào ngày 27 tháng 2 năm 2010 đã xoá bỏ gần 40km bờ biển phía Nam Chilê.

Trong báo cáo khoa học đã công bố trên tạp chí trực tuyến Science, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng trận động đất đã làm Trái đất nứt gãy với tốc độ khoảng 3km mỗi giây. “Chúng tôi phân tích số liệu GPS liên tục (continuous GPS) và tiến hành xử lý số liệu GPS trước, trong, và sau khi xảy ra sự kiện động đất Maule để xác định sự biến dạng của bề mặt Trái đất gần nơi đứt gãy do động đất”,  Christophe Vign thành viên của Phòng thí nghiệm Địa chất I’ENS tại Paris, người đứng đầu nhóm tác giả nghiên cứu đã viết trong báo cáo. “Chúng tôi sử dụng số liệu trích xuất từ lưới các trạm GPS cố định ở trung tâm Chilê suy luận sự biến dạng tĩnh và động của siêu động đất Maule 8.8 độ richter năm 2010. Từ mô hình mềm đã xây dựng, chúng tôi tìm ra được tổng chiều dài đứt gãy xấp xỉ 500km đồng thời cũng bị trượt đi khoảng 15 mét tập trung vào hai mảng chính nằm trên cả hai phía sườn của tâm chấn. Chúng tôi cũng tìm ra rằng đứt gãy đã tạo ra những  rãnh nông, có thể đã mở rộng và tạo thành mương”. “Tâm chấn tần số thấp đã được định vị lại khoảng 40km về phía Tây Nam so với vị trí phỏng đoán ban đầu”, các tác giả của nghiên cứu kết luận “Tâm chấn này khác so với những gì đã đưa ra trong báo cáo được viết bởi các cơ quan dịch vụ kỹ thuật địa chấn trước đây. Tâm chấn mới có vị trí dịch chuyển 15km về phía Nam so với tâm chấn mà trung tâm nghiên cứu địa chấn quốc gia SNN, trường Đại học Tổng hợp Chilê đã xác định và cách xa khoảng 40km về phía Tây Nam so với tâm chấn do NEIC - Trung tâm Thông tin Động đất Quốc gia của USCG đã công bố”.

Kết quả tính toán dịch chuyển đầu tiên sau khi xảy ra động đất Maule có cường độ 8.8 độ richter vào ngày 27 tháng 2 năm 2010 tại Chilê (Kết quả tính toán của nhóm Dự án CAP - Central & Southern Andes GPS Project). Tâm chấn tại điểm tròn đen trắng.

 

 Kết quả tính toán dịch chuyển sử dụng số liệu của các tổ chức: IGM Chile; RAMSAC Argentina; Đại học bang Ohio; Đại học Memphis; Đại học Hawaii; UN Cuyo Argentina; RBMC Brazil; International Geodetic Service IGS.

  

 Kết quả tính toán dịch chuyển vị trí động đất và tâm chấn của các nhà nghiên cứu tại Pháp sử dụng số liệu từ các trạm GPS liên tục