Ngân sách của chương trình GPS: Nhiều, nhưng liệu có đủ? (Phần 1)

Image Content

Chương trình hiện đại hoá hệ thống định vị dẫn đường vệ tinh GPS của chính phủ Hoa Kỳ là chương trình tiêu tốn nguồn ngân sách lớn và đang được toàn thế giới quan tâm theo dõi. Để có được cái nhìn tổng quan về nguồn ngân sách chi cho chương trình này trong những năm tới, nhóm Kỹ thuật của Công ty TNHH ANTHI Việt Nam sẽ gửi tới Quý độc giả những thông tin mới nhất liên quan đến việc dự kiến, duyệt chi ngân sách phục vụ cho chương trình này. Mời Quý độc giả cùng theo dõi trong các bản tin công nghệ Số 11 và Số 12 năm 2012.

Chi tiết ngân sách năm 2013 của Tổng thống Obama đã đi đến giai đoạn cuối cùng, nhìn chung ngân sách dành cho hệ thống định vị dẫn đường vệ tinh GPS và các chương trình khác gần với hoặc có liên quan đến dẫn đường vệ tinh đã không bị cắt giảm sâu.

Ở hợp phần phần cứng, Nhà Trắng yêu cầu chi 58.2 triệu đôla để mua sắm vệ tinh GPS IIF. Theo tài liệu ngân sách của Không Lực Hoa Kỳ, kế hoạch mua sắm cả gói gồm tổng số 12 vệ tinh IIF sẽ phải chi tới 77.6 triệu đô la trong năm tài chính 2014 và chi tiếp 7.3 triệu đô la trong năm tài chính 2015.

Nguồn vốn này là “Chi thường xuyên và mong muốn sẽ được xác định theo từng năm”, theo Diana Ball - người phát ngôn của hãng Boeing, hãng đang triển khai sản xuất vệ tinh IIF. Tám vệ tinh IIF vẫn đang trong quá trình sản xuất lắp ráp, hai vệ tinh khác đã hoàn tất và đang lưu kho, còn hai vệ tinh đã nằm trên quỹ đạo. Ngân sách yêu cầu trên cũng liên quan đến các hợp phần khác như hỗ trợ phóng vệ tinh, tích hợp vệ tinh và kiểm tra vệ tinh trên quỹ đạo. Theo đó, vẫn cần phải có nguồn chi thêm nữa.

Một chuyên gia GPS giấu tên, đã xác nhận rằng: Hiện đã có vấn đề đối với một trong số các đồng hồ của một trong hai vệ tinh IIF đang hoạt động trên quỹ đạo. Mặc dù các đồng hồ khác được đặt ngay trên bo mạch để cải thiện, khắc phục bất kỳ trục trặc nào – Diana Ball cũng nói: “Các vấn đề hoạt động” không xuất hiện cho đến thời điểm này – tuy nhiên sự cố này có thể làm cho vòng đời của vệ tinh bị rút ngắn.

Với những trường hợp như trên, sẽ cần đến những nguồn lực bổ sung nhằm xác định nguyên nhân của vấn đề đồng thời tìm ra giải pháp thay đổi, điều chỉnh cho các vệ tinh vẫn còn đang ở trên mặt đất. Tuy nhiên những sự cố như vậy sẽ không gây trở ngại cho việc hoạch định ngân sách chính phủ. Cũng theo lưu ý mà Diana Ball đưa ra, hãng của cô đã ký hợp đồng không thay đổi giá để chế tạo các vệ tinh IIF. Chi phí của tất cả các nhiệm vụ nhằm tìm hiểu, xác định và khắc phục các câu hỏi liên quan đến đồng hồ vệ tinh sẽ hoàn toàn do Boeing chi trả.

Ngân sách Tổng thống cũng yêu cầu một khoản chi trị giá 14.3 triệu đôla dành cho chương trình nghiên cứu và phát triển GPS IIF. Số tiền này sẽ được sử dụng để trả cho các tổ hợp mô phỏng huấn luyện, tích hợp hỗ trợ vận chuyển giao nhận sản phẩm, và các nghiên cứu nhằm cung cấp khả năng chống nghẽn thông qua việc cải thiện cường độ tín hiệu quân sự (M-Code). Nếu được chấp nhận, nguồn vốn này cũng có thể được sử dụng để phát triển “Nâng cấp để tích hợp hệ thống SAASM [Selective Availability/Anti-spoofing Module], SMPS [Mission Planning System] và triển khai hợp phần mới STRATCOM/SAASM'”, theo các tài liệu ngân sách của Không Lực Hoa Kỳ.

Lắp rắp vệ tinh GPS IIF tại nhà máy của hãng Boeing

Tìm hiểu sâu thêm, Nhà Trắng cũng yêu cầu khoản ngân sách 492.9 triệu đôla để mua trước các hợp phần của vệ tinh GPSIII với tổng chi phí mua đã được lên kế hoạch dành cho năm tài chính 2014 là 563 triệu đôla, năm tài chính 2015 là 660 triệu đôla, và tăng tới 1,018 tỷ đôla trong năm tài chính 2017. Những con số này cũng trùng với các chương trình trước đây, theo những nguồn tin mà tạp chí Inside GNSS công bố. Trong thực tế, vào ngày 12 tháng 1 năm 2012 Lockhed Martin đã thông báo rằng Không Lực Hoa Kỳ đã trao hợp đồng trị giá 238 triệu đôla cho hãng này để sản xuất các vệ tinh GPSIII thế hệ thứ ba và thứ tư.

Nhà Trắng cũng yêu cầu bổ sung 318.99 triệu đôla dành cho phát triển GPS III trong năm tài chính 2013. Khoản ngân sách này sẽ chi cho các chương trình nghiên cứu và phát triển cũng như thử nghiệm vệ tinh GPS III trên các tàu Số 1 và Số 2. Kế hoạch này cũng nêu rõ sẽ chi 219 triệu đôla trong năm tài chính 2014; 214 triệu đôla trong năm tài chính 2015; 160 triệu đôla trong năm tài chính 2016 và 75 triệu đôla trong năm tài chính 2017 để đảm bảo cho chương trình GPS III.

Lại xuất hiện các vấn đề mới liên quan đến phóng tàu.

Ngân sách phát triển cũng bao gồm chi phí cho chương trình nghiên cứu về các khả năng cũng như lựa chọn liên quan đến việc phóng tàu, như phóng đôi – hay là khả năng đưa nhiều hơn một vệ tinh GPS trên cùng một tên lửa đẩy. Trong thực tiễn, những hạn chế liên quan đến khả năng phóng tàu không gian của quốc gia xuất hiện như một trong những thách thức lớn nhất đối với sự ổn định bền vững của trùm vệ tinh.

Cũng như vệ tinh quốc phòng và tình báo khác, các vệ tinh GPS được phóng gần đây đều sử dụng tàu phóng EELV (Evolved Expendable Launch Vehicle), và chi phí phóng tàu tăng lên chóng mặt, đến mức một số chuyên gia quan ngại rằng chi phí tăng quá cao sẽ đe doạ đến tương lai của trùm vệ tinh. Chi phí để vươn tới quỹ đạo cũng là chủ đề tranh luận trong Quốc hội Hoa Kỳ, một vài nghị sỹ đã không úp mở những yêu cầu để tạo điều kiện cho việc sử dụng những tàu phóng thương mại thế hệ mới phục vụ cho Không Lực Hoa Kỳ và cả những hợp đồng phóng tàu khác.   

Theo Dee Ann Divis (www.insidegnss.com)

(Còn tiếp, mời Quý độc giả theo dõi tiếp trong bản tin Số 12)

Khi cần thêm thông tin chi tiết, Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ thư điện tử: info@anthi.com.vn 

Xin chân thành cảm ơn!