Hệ thống GLONASS biến mất… sau đó quay trở lại

Image Content

02/04/2014 – Theo GLONASS

Một tình huống ngưng trệ hoạt động hoàn toàn, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của trùm vệ tinh định vị dẫn đường Liên bang Nga GLONASS vừa xảy ra, theo đó tất cả các vệ tinh GLONASS đã ngừng hoàn toàn việc phát truyền thông tin trong vòng 12 giờ đồng hồ liên tục, ngay sau nửa đêm và kéo dài đến tận buổi trưa ngày hôm sau theo giờ Nga (UTC +4). Sự cố diễn ra vào đúng ngày 02/04/2014 (hay tính từ lúc 5 giờ chiều ngày 01/04/2014 đến 4 giờ sáng ngày 02/04/2014 múi giờ Đông Hoa Kỳ). Sự cố hy hữu này dẫn tới việc, toàn bộ tín hiệu của hệ thống GLONASS trở nên vô dụng đối với tất cả các máy thu GLONASS trên toàn thế giới. Tới thời điểm hiện tại, toàn bộ các dịch vụ đã được phục hồi hoạt động hoàn toàn.

Toàn bộ lịch thiên văn kém chất lượng đã được tải lên các vệ tinh. Những lịch thiên văn kém chất lượng này bắt đầu kích hoạt và hoạt động vào lúc 1:00 sáng theo giờ Moscow”, theo báo cáo của một nguồn tin đáng tin cậy. Đối với bất kỳ vệ tinh GNSS nào trên quỹ đạo, các bản tin dẫn đường đều chứa số liệu lịch thiên văn (Ephemerides), được sử dụng để tính toán vị trí của từng vệ tinh trên quỹ đạo cũng như thông tin về thời gian và tình trạng hiện thời của tất cả trùm vệ tinh (lịch vệ tinh Almanac); những số liệu này được xử lý bởi số liệu nhận từ các máy thu người sử dụng đặt trên mặt đất, để tính toán các vị trí chính xác của những máy thu này.

Đồ thị tình trạng hiện thời của các vệ tinh do Trung tâm Phân tích Thông tin GLONASS Roscosmos cung cấp. Tất cả hệ thống đã trở lại gần như nguyên trạng vào sáng ngày 02/04/2014.

Theo một nguồn tin khác, việc xác định vị trí chính xác của GLONASS sẽ không thể thực hiện lại, cho tới khi từng vệ tinh cần được chuyển giao cho các trạm điều khiển mặt đất khu vực Bắc Bán Cầu để khởi động lại (Reset) toàn bộ, việc này có thể mất gần 12 tiếng đồng hồ.

Trong thời gian sự cố hy hữu này xảy ra, Ông Neil Vancans CEO của hãng Altus Positioning Systems thông báo rằng “Ngay sau khi sự cố xảy ra, chúng tôi đã chứng kiến hàng loạt cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật từ phía khách hàng trên khắp thế giới, đây là những khách hàng trực tiếp nhận thấy sự cố ‘biến mất’ của các vệ tinh GLONASS, ngay lập tức chúng tôi cũng khuyến nghị khách hàng của mình hãy chuyển GLONASS sang chế độ OFF trực tiếp trên các máy thu đang hoạt động. Chúng tôi không có bất kỳ thông tin khả dĩ nào liên quan đến sự cố này, cho tới khi dường như dịch vụ của các vệ tinh GLONAS được khôi phục lại hoàn toàn. Nếu các bạn gặp phải sự cố tương tự, hãy thông báo cho chúng tôi biết”.

Qua sự cố hy hữu này chúng ta cũng cần nhận thấy một việc – Năng lực của con người, khả năng tổng hợp của máy tính và thiết bị liên quan – có thể sẽ gây ra những sự cố tương tự cho các hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường GNSS khác như GPS, Galileo, hoặc Beidou. “Đây lại là lý do để chúng ta nên có sẵn các phương án dự phòng”. Giáo sư Richard Langley đến từ Trường Đại học New Brunswick nói “Và không chỉ là dự phòng cho các hệ thống GNSS khác mà thôi”.

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi qua địa chỉ thư điện tử: info@anthi.com.vn