Ấn Độ phóng thành công vệ tinh địa tĩnh GSAT-8 mang hệ thống phát tín hiệu phân sai thời gian thực GAGAN SBAS

Image Content

Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) vừa tuyên bố về việc đã phóng thành công vệ tinh GSAT-8, mang hệ thống phát tín hiệu hiệu chỉnh phân sai thời gian thực GAGAN-SBAS (Satellite-Based Augmentation Systems), vào lúc 02 giờ 02 phút (giờ địa phương) ngày 21 tháng 05 năm 2011. Vệ tinh GSAT-8 đã được đưa vào không gian nhờ tên lửa đẩy Ariane-5 của Hãng ArianeSpace tại sân bay vũ trụ Kourou, French Guiana. Tên lửa Ariane-5 đã đưa vệ tinh GSAT-8 vào quĩ đạo địa tĩnh với khoảng cách xa nhất là 35.861 km và khoảng cách gần nhất là 258 km tới trái đất, với độ lệch của quĩ đạo so với đường xích đạo là 0,5030.

Theo tuyên bố trên, Trung tâm điều khiển của ISRO đặt tại quận Hassan, bang Karnataka, Ấn Độ thông báo họ đã thu nhận được các tín hiệu từ vệ tinh GSAT-8 ngay khi vệ tinh đi vào quĩ đạo. Kết quả kiểm tra giám sát ban đầu cho thấy vệ tinh  đang trong trạng thái hoạt động bình thường. GSAT-8 sẽ hoạt động tại kinh tuyến 550 Đông.

Các tấm pin mặt trời được thiết kế ở cả 2 mặt của vệ tinh hướng về phía mặt trời, đảm bảo cung cấp điện năng liên tục duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống. Các tấm pin mặt trời này được thiết kế để tạo ra nguồn điện 6.240W. 2 ăng ten kép Ku-band  mở và hướng về phía Trái đất. Việc thử nghiệm thiết bị thu phát 24 Ku-band của GSAT-8 theo kế hoạch bắt đầu vào ngày 01/06 và dự kiến đi vào phục vụ trong vòng 1 tháng tới.

Với việc phóng thành công vệ tinh GSAT-8, Ấn Độ đã chính thức đưa tên mình vào các tổ chức sở hữu hệ thống vệ tinh phát tín hiệu phân sai thời gian thực trên thế giới. GAGAN (GPS Aided Geo Augmented Navigation) là hệ thống SBAS thứ 2 của khu vực Châu Á, trước đó là MSAS của Nhật Bản, và là hệ thống thứ 4 trên thế giới bao gồm WAAS khu vực Bắc Mỹ và EGNOS khu vực Châu Âu. Khi GAGAN-SBAS chính thức đi vào hoạt động, đây sẽ là hệ thống cung cấp số liệu hiệu chỉnh phân sai qua vệ tinh trên thế giới. Các hệ thống điển hình gồm có:

1.      Hệ thống cung cấp số liệu hiệu chỉnh đầu tiên WAAS được phát triển và vận hành bởi Cơ quan Hàng không liên bang Hoa Kỳ FAA (Federal Aviation Administration) và Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ DOT (Department of Transportation) từ năm 2003, phủ trùm khu vực Bắc Mỹ.

2.      Năm 2005, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), Cơ quan Đo lường chất lượng và Ủy Ban Châu Âu (ECE) hợp tác phát triển và đưa vào sử dụng hệ thống cung cấp số liệu hiệu chỉnh EGNOS phủ trùm khu vực các quốc gia Châu Âu. đượcmới chính thức đi vào hoạt động, đây là kết quả hợp tác chặt chẽ giữa

3.      Tiếp theo Châu Âu, Nhật Bản cũng tiến hành phát triển riêng hệ thống SBAS riêng có tên gọi MSAS (Multi-funtional Satellite Augmentation System). Năm 2007, MSAS đi vào hoạt động, vùng phủ tín hiệu của hệ thống trên toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản.

4.      Trung Quốc hiện cũng đang theo đuổi chương trình xây dựng hệ thống định vị dẫn đường về tinh riêng với tên gọi Beidu hoặc COMPASS, đi cùng chương trình COMPASS và việc phát triển hệ thống cung cấp số liệu hiệu chỉnh SNAS (Satellite Navigation Augmentation System).

5.      Ngoài ra, cũng cần phải kể đến các dịch vụ hiệu chỉnh thời gian thực diện rộng OmniSTAR, được phát triển bởi hãng Furgo N.V., và nay thuộc sở hữu của Trimble Navigation. Đây là hệ thống phát tín hiệu vệ tinh phân sai thời gian thực, số liệu được cung cấp bởi mạng lưới 70 các trạm tham chiếu, với 3 trung tâm điều khiển của OmniSTAR được phủ trùm trên khắp thế giới. OmniSTAR cung cấp 4 mức dịch vụ hiệu chỉnh tương ứng với các mức độ chính xác khác nhau: G2 cung cấp cho máy thu khả năng đạt độ chính xác thời gian thực là decimet; HP đạt độ chính xác 10-15 cm; XP đạt tối đa 20 cm; VBS đạt độ chính xác < 1m. Cùng tính chất, thiết kế và nguyên lý hoạt động như dịch vụ OmniSTAR còn có dịch vụ StarFire Navigation System do hãng John Deere thiết kế và vận hành.

Tất cả các hệ thống trên được xây dựng với mục đích phát tín hiệu chỉnh nhằm nâng cao độ chính xác cho phép định vị bằng công nghệ định vị vệ tinh GPS – GNSS. Với dịch vụ cung cấp số liệu hiệu chỉnh này, các máy thu tín hiệu định vị vệ tinh thế hệ mới có thể đạt được độ chính xác vị trí từ 1 mét đến 3 mét, đáp ứng được yêu cầu độ chính xác của rất nhiều ứng dụng. Tại Việt Nam các dịch vụ cung cấp số liệu hiệu chỉnh định vị vệ tinh miễn phí như WAAS, EGNOS, MSAS … đều không sử dụng được, hiện chỉ có thể sử dụng được tín hiệu hiệu chỉnh DGPS miễn phí phát đi từ các trạm MSK Beacon của Cục Bản đồ Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tài nguyên và Môi trường, tuy nhiên dịch vụ miễn phí này bị hạn chế vùng phủ trùm tín hiệu, trên đất liền hầu như không thể thu được. Với những yêu cầu xác định vị trí độ chính xác cao trong chế độ thời gian thực ở mọi nơi, mọi thời điểm lựa chọn duy nhất của khách hàng Việt Nam chính là dịch vụ thuê bao tín hiệu OmniSTAR. Bạn đọc có thể tham khảo hình ảnh, để biết rõ các khu vực phủ trùm tín hiệu hiệu chỉnh miễn phí, đồng thời biết rõ bản chất của các chỉ số về độ chính xác đối với các thiết bị GPS/GNSS hiện đang được bán tại thị trường Việt Nam.