Đánh giá thách thức của BEIDOU

Image Content

Chuyên gia Mark Sampson, Racelogic

Công nghệ định vị dẫn đường bằng vệ tinh GNSS vẫn đang thay đổi một cách mạnh mẽ. Thời kỳ độc quyền cung cấp tín hiệu định vị dẫn đường, phục vụ các ứng dụng dân sự từ vệ tinh GPS Hoa Kỳ đã qua, hiện trên quỹ đạo đã có thêm các trùm vệ tinh dẫn đường mới đang hoạt động. Đầu tiên là GLONASS, với một khởi đầu khá chậm chạp nhưng hiện tại hệ thống đã vào giai đoạn hoàn chỉnh, kiến trúc tín hiệu GLONASS được sử dụng trong hầu hết mọi bộ xử lý tín hiệu định vị của các nhà sản xuất. Galileo vẫn trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu với kế hoạch phủ trùm tín hiệu trên toàn thế giới vào năm 2019, mặc dù các thử nghiệm xác định vị trí cố định chỉ dùngcác vệ tinh Galileo đã được chứng minh. Hệ thống QZSS của Nhật Bản, thiết kế với mục đích hỗ trợ dẫn đường đô thị, hoạt động trên từng khu vực riêng lẻ cũng thông báo sẽ tiếp tục phóng thêm vệ tinh trong tương lai gần.

Mark Sampson

Hệ thống mở ra gần đây nhất thông qua các tài liệu và bắt đầu đi vào hoạt động chính là BeiDou-2 (Viết tắt BDS). Trước đây từng được biết đến với tên gọi Compass, hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường sản xuất bởi Trung Quốc hiện đang cung cấp tín hiệu cho phần lãnh thổ Trung Quốc và các khu vực lân cận, tuy nhiên kế hoạch phủ trùm tín hiệu trên toàn thế giới của BDS cũng sẽ phải đợi đến những năm cuối của thập kỷ này.

Việc sở hữu và kiểm soát riêng một trùm vệ tinh định vị sẽ mang đến cho quân đội, chính trị, xã hội, thương mại của Trung Quốc nhiều lợi thế, đặc biệt là các chức năng bổ sung gia tăng của hệ thống BDS – ví dụ như các dịch vụ tìm kiếm và cứu nạn – đã từng được giới thiệu sẽ phát cùng với các bản tin dẫn đường tiêu chuẩn. Thiết kế độc đáo của BDS chính là sự kết hợp sử dụng vệ tinh trên quỹ đạo chuẩn và các vệ tinh địa tĩnh đồng bộ, kết quả của mối liên hệ này là một dải tín hiệu rộng hơn, có khả năng mang và truyền tải được nhiều thông tin.

Người dùng Trung Quốc có thể sẽ được nhiều lợi ích, dựa trên hệ thống định vị dẫn đường đã được địa phương hoá mặc dù tín hiệu vẫn phủ trùm trên khắp toàn cầu. Tuy nhiên những lợi ích này còn phụ thuộc vào việc, các nhà sản xuất và những sản phẩm cuối cùng có tích hợp và sử dụng tín hiệu định vị dẫn đường của BDS hay không? Thực tiễn cho thấy, bất kỳ nhà sản xuất nào muốn được chia sẻ thị phần tại thị trường Trung Quốc, cũng buộc phải tìm cách tích hợp khả năng thu xử lý tín hiệu BeiDou-2 vào bộ xử lý của mình ngay lúc này, đặc biệt đối với các thiết bị được nhập khẩu từ nước khác vào sử dụng tại Trung Quốc (Gần giống như đã diễn ra đối với hệ thống GLONASS).

Vậy còn những nhà sản xuất và người sử dụng khác sẽ phải triển khai áp dụng BDS như thế nào để có thể hỗ trợ cho các sản phẩm GPS nếu như họ ở Châu Âu hoặc Châu Mỹ? BDS tới thời điểm hiện tại vẫn chưa phủ trùm trên toàn thế giới; người sử dụng không chỉ đơn thuần đi ra khỏi hầm gửi xe là có thể kiểm tra được tín hiệu BDS, và thực tiễn sẽ không có cách nào để kết hợp được các tín hiệu đến từ 3 vệ tinh địa tĩnh nằm trong hệ thống BDS mà không đứng dưới khu vực phủ trùm tín hiệu của 3 vệ tinh này? Phải có mặt ở Trung Quốc để thực hiện thử nghiệm hay kiểm tra thiết bị không phải là ý kiến mang tính thực tiễn, giải pháp tốt nhất vẫn là sử dụng các hệ thống mô phỏng GNSS.

Các nhà sản xuất và khách hàng luôn muốn tìm kiếm hệ thống mô phỏng từ những nhà cung cấp chủ động thay đổi và cập nhật, để đảm bảo hệ thống mô phỏng của mình có khả năng hỗ trợ tất cả các trùm vệ tinh mới, thậm trí cả trước khi các hệ thống vệ tinh này đi vào hoạt động. Việc sở hữu những hệ thống mô phỏng tín hiệu GNSS cho phép các nhà thiết kế, hãng sản xuất và người sử dụng thực hiện các thử nghiệm trên thiết bị thiết kế mới, các ứng dụng tiềm năng, và tích hợp hệ thống ở mức độ tin cậy cao, điều này mang lại những lợi ích quan trọng và tiết kiệm được khoản kinh phí rất lớn liên quan đến thiết kế, phát triển và đặc biệt là thời gian triển khai.

Với 14 vệ tinh BDS hiện đang hoạt động và việc mới đây, Trung Quốc chính thức công bố tài liệu chuẩn giao tiếp, chúng ta nhận thấy đang ngày càng có nhiều khách hàng và thị trường đòi hỏi chức năng của BeiDou-2 trong các thiết bị mới. Việc bổ sung các tiện ích mới cho người dùng hiện hữu cần được thực hiện một cách mềm dẻo hơn, thay vì phải chuyển đổi phần cứng sẽ chỉ là bước nâng cấp phần mềm điều khiển trong máy, để có thể tiếp nhận tín hiệu của cả Beidou, GPS, GLONASS và Galileo.

         

Mô hình vệ tinh BeiDou-2                                        Mô hình vệ tinh GPS-III

         

                                 Mô hình vệ tinh Galileo                                           Mô hình vệ tinh QZSS  

Mô hình vệ tinh GLONASS-K

Khi cần thêm thông tin chi tiết, Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ thư điện tử:  

info@anthi.com.vn