Số 36/2018: Chuyện hậu trường vụ giải cứu đội bóng đá nhí Thái Lan - GIS hỗ trợ nhiệm vụ cứu nạn tại hang Tham Luang Nang Non - Số 2

Image Content

Theo GIM Magazine

Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam dịch và biên soạn.

Tài liệu chuyển giao cho các đơn vị tham gia tìm kiếm gồm bản đồ được in ra trên giấy và đường dẫn trực tuyến tới hệ thống ArcGIS. Những bản đồ hang động chi tiết đầu tiên của Thái Lan đều nằm trong bộ tài liệu “Expendition Thai-Maros 1986 and 1987”, trong đó hệ thống hang động được đo bởi các nhà đo đạc người Pháp, tuy nhiên bản đồ mặt cắt ngang của các hang động được khám phá lần đầu tiên này đã bị thất lạc. Nhóm tình nguyện phiên dịch Tiếng Pháp đến từ Khoa Nghệ thuật thuộc Trường Đại học Tổng hợp Chulalongkorn đã dịch lại toàn bộ những thông tin liên quan có trong tài liệu này. Tiến sỹ Martin Ellis, tác giả của cuốn sách “The Caves of Thailand Volume 2: Northern Thailand” cũng gửi cho chiến dịch sách và các tài liệu khác, tất cả những tài liệu nhận được từ Tiến sỹ Martin Ellis đều được nhóm tình nguyện phiên dịch hoàn chỉnh.

Bước tiếp theo, các chuyên gia bản đồ phát hiện ra tập hợp số liệu “Cave Registry Data Archive” từ Hiệp hội Hang động Anh Quốc bao gồm các kết quả đo đạc và số liệu trong giai đoạn 2014 – 2015 ở định dạng SRV. Tất cả các tập tin SRV được chuyển đổi sang hệ thống toạ độ địa phương 3D sử dụng các điểm tham chiếu GPS với đầy đủ tham số X, Y và Z.  Tiếp theo là bước tổng hợp cao độ của các hang động, sau đó chuyển qua giai đoạn hiển thị toàn bộ hệ thống hang động dưới dạng 3D. Các bản đồ hang động 3D này được cấp phát và sử dụng rộng rãi bởi tất cả các nhóm tham gia chiến dịch trên thực địa, bao gồm nhóm Đo đạc Hang động Anh Quốc, nhóm Đặc nhiệm Hải quân Thái Lan và các nhân viên của Cục Khắc phục và Giải quyết Thảm hoạ Thái Lan.

Nhóm lặn tìm kiếm là nhóm có nhiệm vụ khó khăn nhất trong toàn bộ chiến dịch bởi nhóm phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng và ngập nước của các ngách hang mà không có bất kỳ hướng dẫn và hỗ trợ nào, các thành viên đã phải mất vài ngày mới phát hiện ra được đoạn hang nơi mà đội bóng nhí đang mắc kẹt. Với sự hỗ trợ của Tiến sỹ Martin Ellis, toàn bộ bản đồ đo đạc khu vực hang động vào năm 1987 cùng với mặt cắt ngang lòng hang đã được tìm thấy. Nhóm làm bản đồ đã tiến hành việc gắn kết các kích thước của bản đồ mặt cắt ngang lòng hang cùng khoảng cách giữa mặt cắt trên bản đồ.

“Với tấm bản đồ này, các thợ lặn có thể lên kế hoạch và hành động theo đúng kế hoạch để đạt được hiệu quả tối đa cho từng nhiệm vụ”, ông Singkorm Siangsuebchart tư vấn cấp cao của GIS Company Ltd. cho biết.

Nhóm bản đồ cũng hỗ trợ cho nhóm cứu nạn bằng cách tính toán thể tích của hang để xác định tổng lượng khí ôxy duy trì trong lòng hang, đảm bảo hô hấp cho các thành viên tham gia quá trình cứu nạn. Yếu tố này trở thành số liệu đầu vào tối quan trọng trong tất cả các hoạt động sau khi nhóm lặn phát hiện ra ngách hang nơi các cầu thí nhí bị mắc kẹt, cụ thể là ở mặt cắt 29-30 nơi tạm cư của các thành viên đội bóng.

Quy trình tập hợp và tổng hợp số liệu địa hình khu vực tìm kiếm cứu nạn; Mô hình số độ cao DEM nhận từ SRTM và Cục Phát triển Đất đai Thái Lan TLDD, phân lớp địa chất nhận từ DMR và DMC, ảnh hàng không từ Cục Đo đạc Hoàng gia Thái Lan RTSD.

Các chuyên gia bản đồ đã lần lượt thực hiện những nhiệm vụ: Thu thập số liệu địa hình; Tổng hợp mô hình số độ cao DEM mới bằng phần mềm Inpho; Tổng hợp các cặp ảnh lập thể mới; Tổng hợp ảnh trực giao mới … Tất cả dựa trên nền tảng của các nguồn số liệu: Bản đồ địa hình; Ảnh trực giao (MOAC2545 / RTSD2552); Mô hình số độ cao DEM (MOAC / NASA); Bản đồ địa chất …

Sử dụng phần mềm ArcGIS để tạo các mặt cắt ngang hang Tham Luang

(Còn tiếp)

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn