BUILDING INFORMATION MODELING – BIM - Mô hình thông tin công trình – Giới thiệu và các phương thức tiếp cận (Phần 3)

Image Content

Liên minh các tổ chức xây dựng Arizona – Hoa Kỳ

3. BIM – NHỮNG LỢI ÍCH

Lợi ích trước tiên và rõ ràng nhất của BIM tại thời điểm hiện tại là thiết lập được các mô hình cũng như bản vẽ liên quan cùng lúc thông qua mối quan hệ hợp tác giữa các nhà thiết kế chuyên nghiệp và nhà thầu thi công. Dựa trên quy trình xử lý tiêu chuẩn và kinh nghiệm phát triển của ngành công nghiệp xây dựng.

Mỗi nhóm đối tượng tham gia vào dự án xây dựng có thể định nghĩa khác nhau về những lợi ích của BIM theo từng khía cạnh ứng dụng. Những lợi ích của BIM nói chung được chỉ rõ ở dưới đây. Khi sử dụng BIM trong dự án, lợi ích chính là khả năng “mô hình” và “kiểm tra” khả năng xây dựng được hay không ngay trong giai đoạn thiết kế, từ đó phát hiện những lỗi và khó khăn trong thi công, xác lập các bước trong quá trình triển khai … dựa vào chính các mô hình có tính thực tiễn cao đã tạo ra. Trong quá khứ, những thông tin này được tạo ra từ các bàn vẽ chiếu sáng từ dưới lên với các tài liệu xây dựng phủ phía trên, hoặc chồng xếp bản vẽ thi công và các tài liệu thiết kế. Phương pháp này giúp tổng hợp một danh mục chuẩn những thông tin theo yêu cầu đồng thời cũng có khả năng xác định những sai lệch, khác biệt giữa tài liệu thiết kế và các bản vẽ thi công, mua sắm. Với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ, khả năng sử dụng mô hình 3D để lập trước kế hoạch đã cho phép những người trực tiếp quản lý và người sử dụng có thể xác định phương án quản lý, duy tu và bảo dưỡng công trình trong suốt vòng đời của công trình.

Như cách thức chúng ta tiếp cận với các dự án xây dựng trong hiện tại và tương lai, mỗi nhóm BIM mới sẽ phải xác định những lợi ích nào là quan trọng với mình, một vài lợi ích hay tất cả. Bên cạnh đó cũng sẽ là những lợi ích hoàn toàn mới, do chính các nhóm BIM tìm ra trong quá trình triển khai áp dụng mô hình BIM.

* Cho phép phối kết hợp các kỹ thuật thiết kế và xây dựng cùng thời điểm.

* Tăng cường mối liên kết giữa chủ sở hữu, nhà đầu tư, nhà thiết kế chuyên nghiệp, nhà thầu thi công, nhà thầu phụ, nhà cung cấp nguyên vật liệu …

* Nhận dạng những rủi ro tiềm tàng của dự án từ đó giảm thiểu tối đa những rủi ro.

* Chia sẻ thông tin giữa chủ sở hữu, nhà đầu tư, nhà thiết kế chuyên nghiệp, nhà thầu thi công, nhà thầu phụ, nhà cung cấp nguyên vật liệu …

* Giảm thiểu lệnh thay đổi thiết kế và thi công, yêu cầu điều chỉnh và cung cấp thông tin bổ sung.

* Tập trung hoá thông tin về một đầu mối dựa trên các phương thức chia sẻ thông tin mới (địa chỉ FTP, công cụ trao đổi chuyển giao thông tin).

* Cho phép tạo ra và sử dụng khung cảnh mô tả các diễn tiến thực tiễn dựa trên mô hình mô phỏng.

* Định giá những thay đổi điều chỉnh thiết kế trong chế độ thời gian thực.

* Xây dựng hệ thống quản lý hạ tầng và tài sản phục vụ cho chủ sở hữu và nhà quản lý.

* Hỗ trợ phân tích các hệ thống hạ tầng phục vụ cho công trình đảm bảo tính bền vững trong quá trình vận hành sử dụng như mô hình năng lượng, mô hình điều hoà không khí.

* Tăng cường tính hiệu quả từ việc dễ dàng xác định bất kỳ thông tin gì khi có yêu cầu.

* Cải thiện khả năng hiển thị trực quan toàn bộ công trình phục vụ cho các mục đích khác nhau của chủ sở hữu, nhà đầu tư, nhà quản lý, nhà thiết kế và các nhà thầu xây dựng.

* Thực hiện bước xây dựng ảo để rút kinh nghiệm trước khi tiến hành xây dựng thật.

* Chuyển kế hoạch từ giấy sang phương tiện điện tử và ra thực địa.

* Cải thiện một cách đáng kể các hoạt động thường xuyên trong quá trình vận hành công trình như duy tu bảo dưỡng, điều hành hoạt động, quản lý tài sản …

* Việc xây dựng sẽ được triển khai nhanh hơn, thời gian khởi động hệ thống và đào tạo nhân lực vận hành cũng rút ngắn một cách đáng kể nhờ vào các mô hình BIM ảo liên quan tới công trình sẽ được xây dựng thật.

4. BIM – NHỮNG THÁCH THỨC

Chúng ta đều biết rằng BIM mang lại nhiều lợi ích cho các dự án xây dựng triển khai trong thực tiễn. Tuy nhiên, cũng phải xem xét và đánh giá những khía cạnh khác nhau của từng dự án, những khó khăn thách thức trên phương diện một nhóm làm việc thống nhất để có thể xác định rõ tất cả những thách thức này, từ đó đưa ra các biện pháp triển khai cho thật hợp lý, phù hợp với thực tiễn và năng lực công nghệ.

* Việc thay đổi mô hình có thể được thực hiện mà không có sự đóng góp ý kiến của tất cả các thành viên liên quan.

* Đăng ký bản quyền và bảo mật thông tin liên quan đến sở hữu trí tuệ sử dụng trong BIM còn nhiều hạn chế.

* Các vấn đề khó khăn liên quan đến việc chấp nhận công nghệ mới chưa được thử nghiệm, chưa được kiểm chứng.

* Kinh phí cho thiết kế và xây dựng từ trước đến nay không tính đến việc hỗ trợ cho quá trình xử lý BIM (hoặc đào tạo sử dụng BIM).

* Quy trình xử lý BIM có thể được hiểu một cách đơn giản là sự chuyển dịch tất yếu trong ngành công nghiệp thiết kế và xây dựng.

* Hệ thống quy định, luật pháp, bảo hiểm, các thủ tục triển khai … cần có thêm thời gian để được hoàn tất và tạo thành tiêu chuẩn.

* Yêu cầu về mức độ chi tiết không thống nhất giữa các nhóm thiết kế khác nhau.

* Các tiêu chuẩn xác định của dự án phục vụ cho việc phối hợp, trao đổi và chia sẻ thông tin chưa thực sự tốt và rõ ràng.

* Quyền sở hữu mô hình nằm ở nhiều giai đoạn khác nhau của dự án.

* Các tiêu chuẩn xác định việc chia sẻ tập tin số liệu trong mỗi dự án.

* Các tài liệu 2D được tổng hợp từ các mô hình thiết kế cho phép phân bổ tới các nhà thầu, nhà thầu phụ cùng với mô hình thiết kế 3D.

* Không dễ dàng trong việc yêu cầu và giám sát các nhà thầu phụ, nhà cung cấp vật liệu tham gia vào quá trình phát triển mô hình.(Còn tiếp).

Khi cần thêm thông tin chi tiết, Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ thư điện tử:   

info@anthi.com.vn