Số 10/2017: 2017 – Năm của hệ thống định vị toàn cầu GALILEO - Số 2

Image Content

Paul Verhoef, Giám đốc Chương trình Galileo, Cơ quan Không gian Châu Âu ESA

ANTHI dịch và biên soạn  

CHUYỂN GIAO – Song song với việc công bố khởi động các dịch vụ, Galileo cũng bắt đầu việc chuyển đổi các đơn vị và tổ chức trực thuộc chương trình, GSA sẽ đảm trách nhiệm vụ đầu tàu trong suốt quá trình phát triển của Galileo. Ngay từ đầu năm 2017, quá trình chuyển giao chính thức cơ sở hạ tầng của hệ thống Galileo sẽ được khởi hoạt với mục tiêu sẽ kết thúc toàn bộ quá trình chuyển giao vào khoảng giữa năm 2017. Nhiệm vụ chuyển giao này được thực hiện không chỉ với các vệ tinh Galileo trong không gian mà còn bao gồm các trạm mặt đất lắp đặt ở khắp các châu lục, đây là các trạm mặt đất quan trọng được xây dựng để đảm bảo cho hệ thống Galileo luôn hoạt động ở mức hiệu suất cao nhất. Ngoài ra chương trình chuyển giao cũng bao gồm hai trung tâm kiểm soát điều khiển hệ thống Galileo của Châu Âu, với các tín hiệu được theo dõi và kiểm soát từ Fucino, Italia và giám sát hệ thống được thực hiện từ Oberpfaffenhofen cùng với toàn bộ hạ tầng liên lạc kết nối tất cả các trạm với nhau.

Trong lịch sử ESA với vai trò là đại diện nghiên cứu phát triển, việc chuyển giao này sẽ không ảnh hưởng tới bất kỳ hoạt động nào của hệ thống Galileo, quá trình chuyển giao cũng đã được thực hiện tương tự với các hệ thống khác của Châu Âu như các vệ tinh thời tiết Meteosat được chuyển giao cho tổ chức thành lập mới với tên gọi Eumetsat, và các vệ tinh viễn thông tiên phong cũng được đặt dưới sự kiểm soát của Uetelsat và Inmarsat. Tuy nhiên, hợp phần mặt đất của Galileo sẽ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử ESA bởi đây là hợp phần có mức độ phức tạp nhất đã từng được thiết kế và phát triển dưới sự giám sát trực tiếp của ESA giữ nhiệm vụ duy trì liên tục và ổn định tín hiệu từ các vệ tinh ở mức nano giây để đảm bảo khả năng hoạt động của toàn bộ hệ thống vệ tinh và dịch vụ của Galileo.

ESA vẫn sẽ tiếp tục duy trì vai trò là đơn vị chủ quản trong thiết kế hệ thống và mua sắm các hợp phần cấu thành, tiếp tục hỗ trợ cho công tác nghiên cứu và phát triển đặc biệt là công tác chuẩn bị cho thiết kế thế hệ Galileo thứ hai G2G (Galileo Second Generation) thông qua chương trình Horizon 2020 của EU. Ví dụ hợp đồng hiện thời liên quan tới nhà điều hành hỗ trợ mặt đất sẽ kết thúc vào cuối năm 2017, và ESA tiếp tục hỗ trợ GSA trong giai đoạn khởi động tìm kiếm và đánh giá năng lực của nhà thầu thay thế. Thực tiễn cho thấy đây là hợp đồng rất quan trọng bởi nó bao trùm tất cả các hoạt động tương tác giữa các hợp phần mặt đất có tính sống còn trong hoạt động của hệ thống lớn. Việc duy trì ổn định tất cả các hợp phần dịch vụ trong quá trình chuyển giao giữa các nhà thầu là thách thức lớn đối với toàn bộ giới chức quản lý của Galileo, tuy nhiên đây cũng là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện trong năm 2017.

NÂNG CẤP – Song song với quá trình chuyển giao năm 2017 cũng sẽ chứng kiến việc nâng cấp nhiều hợp phần quan trọng trong hợp phần mặt đất của Galileo nhằm tăng cường khả năng hoạt động của hợp phần này, bao gồm cả việc công bố phần nâng cấp đối với hợp phần điều khiển Galileo phục vụ cho việc giám sát tất cả vệ tinh cùng với hợp phần thực thi nhiệm vụ Galileo, giám sát tín hiệu dẫn đường. Công bố hợp phần mới trong hạ tầng an ninh nền tảng Galileo phục vụ việc giám sát đảm bảo an ninh toàn hệ thống cũng như đảm bảo an ninh cho dịch vụ tín hiệu Galileo dùng chung, việc đảm bảo an ninh sẽ được triển khai từ hai trung tâm giám sát an ninh của Galileo. Như vậy hợp phần mặt đất của Galileo sẽ có thêm điểm kiểm soát theo dõi các vệ tinh thứ sáu.

Đây sẽ là điểm mốc rất quan trọng đối với chương trình Galileo được trông đợi rất nhiều từ phía công dân Châu Âu cũng như trên thế giới. Tất cả mọi người với máy thu thế hệ mới có khả năng nhận tín hiệu từ vệ tinh Galileo, đều sẽ nhận được tín hiệu và sử dụng được lợi thế tăng cường độ chính xác định vị bổ sung cho các tín hiệu từ chùm vệ tinh GPS đã và đang hoạt động hoàn chỉnh trước Galileo. ESA và cơ quan GNSS Châu Âu GSA đã và đang phối hợp làm việc với các nhà sản xuất Châu Âu trong lĩnh vực chế tạo bộ xử lý và máy thu để đảm bảo chắc chắn rằng, các sản phẩm của họ đều sẵn sẵn sàng hoạt động với hệ thống Galileo, phối hợp thử nghiệm thực tiễn với các phòng nghiên cứu để hoàn chỉnh liên kết giữa hệ thống Galileo và các nhà sản xuất.

NHỮNG TÍNH NĂNG MỚI CỦA HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH GLONASS

Sergey Karutin,Tổng công trình sư GLONASS. Nicolay Testoedov, Tổng Giám đốc các hệ thống thông tin vệ tinh SC. Andrey Tulin, Tổng Giám đốc các hệ thống không gian Nga

ANTHI dịch và biên soạn


Tháng 10/2017 là thời điểm mà chúng tôi kỷ niệm sinh nhật lần thứ 35 cho lần phóng vệ tinh GLONASS đầu tiên lên quỹ đạo. Kể từ năm 1982, các dịch vụ và tính năng do hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh GLONASS cung cấp đã tăng theo cấp số nhân đồng thời hạ tầng mặt đất hỗ trợ cho GLONASS đã được mở rộng trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga. Nhu cầu khai thác các dịch vụ dẫn đường vệ tinh ngày càng tăng, người sử dụng đang đòi hỏi nhiều hơn việc nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống GLONASS một cách toàn diện, điều này chỉ có thể đạt được bằng việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới có tính phức hợp cao, sử dụng các trang thiết bị hiện đại hơn, thay đổi trong thiết kế các thế hệ vệ tinh mới, tăng cường tuổi thọ và năng lực trang thiết bị đồng thời đối thoại nhiều hơn với người sử dụng để đáp ứng nhanh và chính xác tất cả các yêu cầu khai thác ứng dụng trong thực tiễn.

Hoạt động ổn định của các vệ tinh GLONASS-M thế hệ thứ ba hiện đang là trái tim của chùm vệ tinh GLONASS đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có nhiều vệ tinh với khả năng hoạt động tốt hơn đồng thời tuổi thọ của các vệ tinh cũng dài hơn. Trong năm 2016, chương trình GLONASS đã tiến hành hai lần phóng tàu với mỗi lần phóng mang một vệ tinh mới lên quỹ đạo vào tháng Hai và tháng Năm. Bảy vệ tinh cùng loại đã hoàn thành và đang được lưu trữ trong kho. Tính tin cậy cao của các vệ tinh GLONASS đang hoạt động trên quỹ đạo buộc chúng tôi phải phát triển hệ thống kho đặc biệt để đảm bảo khả năng lưu trữ an toàn cho tất cả các vệ tinh GLONASS được sản xuất cách đây hơn ba năm, trong khi nhu cầu phóng thêm các vệ tinh GLONASS sẽ không tăng từ nay cho tới thời điểm cuối năm 2018. Chính vì vậy nên trong vòng hai năm tới đây chùm vệ tinh GLONASS trên quỹ đạo sẽ giữ ổn định với chủng loại vệ tinh mới này.

Năng lực hoạt động của tần số chuẩn nguyên tử trên các bảng mạch điều khiển AFS (On-board Atomic Frequency Standards) lắp trên các vệ tinh GLONASS-M thế hệ mới nhất còn tốt hơn so với các hợp phần tương tự lắp trên các vệ tinh GLONASS-M thế hệ đầu tiên. Độ ổn định trong ngày từ 10-13 lên tới 2…4 x 10-14 theo đó sai số khoảng cách tín hiệu trong không gian SISRE cũng nhỏ hơn.

(Còn tiếp)

Kính mời Quý Độc giả quan tâm đón đọc Bản tin Công nghệ Số 11 năm 2017 giới thiệu về định hướng phát triển của hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh BEIDOU của Trung Quốc dưới tiêu đề “Con đường cung cấp dịch vụ toàn cầu của BeiDou”